Cùng là răng khôn, nhưng nhiều trường hợp được chỉ định nhổ răng, trong khi một số khác lại không có chỉ định này. Vậy, làm thế nào để xác định khi nào nhổ răng khôn? Hãy cùng TCI khám phá vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Răng khôn/Răng số 8
Răng khôn, hay còn được gọi bằng các tên khác như: răng số 8, răng hàm lớn thứ ba. Đây là những chiếc răng mọc sau cùng, trong cùng của cung hàm mỗi người. Răng khôn thường xuất hiện sau khi hệ thống hàm răng được coi là hoàn chỉnh, khi chúng ta ở độ tuổi khoảng 17 đến 25. Với một số trường hợp đặc biệt, răng khôn có thể mọc muộn hơn. Răng khôn hầu như không có chức năng quan trọng với việc nhai nghiền đồ ăn.
Thông thường, chúng ta sẽ có khoảng 0 đến 4 chiếc răng khôn và không phải ai cũng có đủ cả 4 chiếc. Một số người cũng có thể không có răng khôn nào.
Do mọc sau cùng, trong cùng và thường mọc lệch, nên số lượng người cần xử lý răng khôn hiện nay khá lớn, chiếm khoảng 70% (Theo ADA). Rất nhiều trường hợp cũng được các nha sĩ khuyến cáo nên nhổ răng khôn sớm để tránh các biến chứng nặng như đau nhức, sưng tấy, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến răng nướu xung quanh,… hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, thời điểm nhổ răng khôn khi nào phù hợp vẫn là điều cần được xem xét và đánh giá từ bác sĩ nha khoa để việc nhổ răng an toàn và phục hồi tốt.
2. Răng khôn – khi nào cần nhổ?
2.1. Xác định khi nào nhổ răng khôn
Cần chú ý các yếu tố sau đây để lưu ý về việc nhổ răng khôn
2.1.1. Răng khôn mọc sai vị trí
Tình trạng răng khôn mọc sai vị trí khá phổ biến hiện nay. Thông thường, nếu răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ và không gây ra bất kỳ vấn đề nào, thì có thể không cần nhổ. Tuy nhiên, trường hợp răng khôn mọc lệch, chen chúc thì nên nhổ bỏ. Khi đó, răng khôn có thể mọc lệch, mọc ngầm, mọc mắc nướu. Trong nhiều trường hợp, răng khôn sai vị trí có thể ảnh hưởng đến vấn đề nhiễm trùng và dây thần kinh. Khi đó, cảm giác đau nhức, sưng tấy khá rõ ràng với người bệnh.
2.1.2. Tình trạng răng sâu, viêm
Răng khôn khá dễ bị sâu do nằm ở vị trí trong cùng, khó quan sát, khó vệ sinh. Thức ăn rất dễ mắc kẹt ở vị trí này, tích tụ vi khuẩn và gây sâu răng. Khi răng khôn bị sâu nặng, các răng bên cạnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh đó, tình trạng răng khôn bị mắc kẹt ở nướu khiến nướu bị đau nhức. Quá trình ăn uống hằng ngày cũng là điều kiện khiến vị trí này dễ danafn hình thành ổ viêm và đau nhức thường xuyên. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, các ổ viêm sẽ bám sâu vào chân răng, tủy răng và viêm nướu. Nguy cơ hoại tử xương cũng có thể hình thành khi này.
Chính vì thế, nếu răng khôn bị sâu, viêm tủy viêm nướu, , không thể điều trị bảo tồn, thì nên nhổ bỏ.
2.2. Một số khai thác chẩn đoán từ bác sĩ
2.2.1. Chụp X-quang
Để xác định đúng tình trạng răng khôn, nha sĩ có thể chỉ định chụp X-quang nhằm đánh giá vị trí mọc của răng khôn, mức độ lệch, mối quan hệ với các răng và cấu trúc xung quanh.
2.2.2. Triệu chứng
Những tình trạng như đau nhức, sưng tấy, khó há miệng, chảy máu nướu… đều là những triệu chứng cần khai thác để nha sĩ chẩn đoán và đưa ra quyết định nhổ răng khôn.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tham khảo một số dấu hiệu sau để biết khi nào nên đi khám bác sĩ nha khoa và nhận đánh giá về răng khôn:
– Đau nhức dữ dội: Răng khôn mọc có thể gây ra đau nhức dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
– Sưng tấy: Nướu xung quanh răng khôn có thể bị sưng tấy, đỏ và đau.
– Khó há miệng: Răng khôn mọc có thể khiến bạn khó há miệng do sưng tấy hoặc do vị trí mọc của răng.
– Chảy máu nướu: Nướu xung quanh răng khôn có thể chảy máu khi bạn đánh răng hoặc chải răng.
– Hôi miệng: Răng khôn mọc có thể gây ra hôi miệng do thức ăn dễ bị mắc kẹt giữa răng và nướu.
2.2.3. Tiền sử bệnh lý
Nha sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của người bệnh, đặc biệt là các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến việc nhổ răng khôn, chẳng hạn như bệnh máu, tim mạch, huyết áp, tiểu đường…
Dựa trên những thông tin thu thập được, nha sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn về việc có nên nhổ răng khôn hay không, cũng như phương pháp nhổ răng phù hợp.
2.3. Khi nào tránh nhổ răng khôn?
Một số trường hợp không cần thiết hoặc không nên nhổ răng khôn, đó là:
– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không gây ra bất kỳ vấn đề nào.
– Răng khôn mọc lệch nhưng không ảnh hưởng đến răng nướu xung quanh và không có nguy cơ gây biến chứng.
– Răng khôn có thể điều trị bảo tồn, chẳng hạn như trám răng, hàn răng.
– Người có sức khỏe yếu, không đủ điều kiện để nhổ răng.
– Phụ nữ đang mang bầu/ đang nuôi con thơ
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc giữ lại răng khôn nếu:
– Răng khôn có thể giúp hỗ trợ các răng khác khi phục hồi chức năng ăn nhai.
– Răng khôn có thể giúp che lấp các khiếm khuyết về thẩm mỹ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc giữ lại răng khôn cũng tiềm ẩn một số nguy cơ, chẳng hạn như:
– Răng khôn có thể bị sâu, viêm tủy.
– Răng khôn có thể gây ra các vấn đề về khớp cắn.
– Răng khôn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tiêu xương.
Những điều này sẽ được bác sĩ cân nhắc, đồng thời, tham khảo ý kiến nguyện vọng của bản thân người bệnh để có phương pháp xử lý phù hợp.
Nhìn chung, việc quyết định có nên nhổ răng khôn hay không, khi nào nhổ răng khôn cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn sau khi thăm khám và đánh giá cụ thể tình trạng răng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các lựa chọn điều trị phù hợp, đồng thời giải thích rõ ràng về lợi ích và rủi ro của từng phương pháp để đưa đến giải pháp phù hợp nhất với mỗi cá nhân.