Cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não và những lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Tai biến mạch máu não là bệnh lý được đánh giá vô cùng nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây tỷ lệ tử vong và biến chứng cao. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết mọi người đều rất ít kiến thức về sơ cứu đối với bệnh lý này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin và lưu ý hơn về cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não.

1. Tai biến mạch máu não nguy hiểm thế nào?

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, đây là tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não. Khi này sẽ khiến cho tế bào não tại các khu vực nhất định không được nhận đủ oxy và các chất cần thiết từ máu. Thời gian đột quỹ não càng kéo dài, thì số lượng tế bào não ảnh hưởng càng lớn và dần chết theo thời gian.

Đột quỵ được chia thành các nhóm:

– Đột quỵ vì thiếu máu cục bộ (xuất hiện khi động mạch đến não bị tắc nghẽn bởi máu đông).

– Đột quỵ vì xuất huyết não (khi mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu).

Có nhiều cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ xuất phát từ việc tích tụ của mảng bám ở trong động mạch. Khi máu đông hình thành trong động mạch não được gọi là đột quỵ huyết khối. Nếu máu đông hình thành từ tim hay mảng xơ vữa và di chuyển tới não sẽ gây ra đột quỵ thuyên tắc.

Chứng đột quỵ hay cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua đôi khi khó có thể nhận biết bằng các triệu chứng vì nó diễn ra khá nhanh chóng. Những triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn sau 24 giờ (kéo dài chừng 5 phút). Hiện tượng này là do máu lên não bị tắc nghẽn tạm thời. Điều này còn được xem là dấu hiệu cho một cơn đột quỵ nặng hơn sẽ xảy ra sắp tới.

Đột quỵ nếu không xử lý kịp thời rất dễ dẫn tới tử vong

Đột quỵ nếu không xử lý kịp thời rất dễ dẫn tới tử vong

Mức độ ảnh hưởng nặng nhất của đột quỵ chính là tử vong. Những người được may mắn sống sót thì cũng phải đối diện với nhiều biên chứng nặng nề. Theo thời gian sơ cứu và cấp cứu mà tổn thương đến hệ thần kinh sẽ theo mức độ khác nhau. Cấp cứu càng dài, hệ thần kinh càng tổn hại nhiều và khả năng phục hồi cũng càng thấp. Thường phải mất tới hơn 30 ngày để bệnh nhân tai biến có thể dần phục hồi. Một số trường hợp thì biến chứng sẽ theo vĩnh viễn.

Theo các số liệu thống kê gần đây, có đến 90% bệnh nhân phải chịu các hệ lụy như:

– Bị sa sút về trí tuệ.

– Bị liệt: một phần hoặc nửa cơ thể.

– Bị méo miệng, nói ngọng, nói không rõ chữ.

– Tâm lý và thị giác bị ảnh hưởng.

– Sống thực vật thời gian dài hoặc suốt đời.

….

Những hệ lụy này gây tác động cả tới người bệnh, người nhà bệnh nhân và cả xã hội. Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái tự ti, lo âu, tâm lý không ổn định. Từ đó khiến cho công việc và sinh hoạt đều phụ thuộc vào người khác tạo gánh nặng cho người nhà, xã hội.

2. Dấu hiệu để nhận biết sớm đột quỵ

Đột quỵ thường xuất hiện rất đột ngột khi bạn đang sinh hoạt hay làm việc bình thường. Khi đó, những triệu chứng thần kinh khu trú sẽ kéo đến. Triệu chứng có thể là khởi phát hoặc có thể đạt mức độ tối đa khi vừa xuất hiện. Vì vậy để có thể sơ cứu kịp thời, đầu tiên bạn cần phải nắm rõ thông tin về biểu hiện bênh như:

– Đột nhiên méo miệng, môi lưỡi dần tê cứng, miệng khó mở.

– Người bệnh dần rối loạn về ngôn ngữ, chỉ ú ớ không nói thành câu.

– Tay chân tê cứng và khó có thể cử động.

– Đang đứng bị mất thăng bằng, đứng không vững.

– Đau đầu dữ dội kéo theo hiện tượng buồn nôn, nôn, mê man.

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến mỗi người một khác và không phải ai cũng cùng lúc gặp tất cả biểu hiện trên. Tuy nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu theo quy tắc FAST (face – arm – speech – time).

– Face: có hiện tượng sụp mí một bên mặt hay không?

– Arm: Bệnh nhân có thể dơ hai tay lên không?

– Speech: Người bệnh có nói ngọng, nói không thành câu không?

– Time: Khi xảy ra cùng lúc 3 hiện tượng trên cần liên hệ cấp cứu ngay lập tức.

Đôi khi đột quỵ có thể xuất hiện vào ban đêm, khiến khó nhận biết dấu hiệu. Khi này bệnh nhân có thể bị hôn mê và đại tiểu tiện không tự chủ.

3. Những cách sơ cứu và những lưu ý cần biết

Thời gian vàng để có thể cấp cứu cho bệnh nhân tai biến hiệu quả là từ 3-4,5 giờ từ khi khởi phát bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện người bị đột quỵ, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong thời gian đợi cấp cứu từ bệnh viện bạn có thể sơ cứu cho bệnh nhân.

3.1. Cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não

Bạn có thể thực hiện các sơ cứu với bệnh nhân tai biến mạch máu não theo các hướng dẫn sau:

– Đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên và kê cao đầu khoảng 30-45 độ.

cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não - để người bệnh nằm nghiêng

Khi phát hiện đột quỵ cần để bệnh nhân nằm nghiêng và có kê đầu

– Nới lỏng phần cà vạt, khăn (nếu có) và đảm bảo trang phục người bệnh được thoải mái.

– Nếu người bệnh đang còn tỉnh táo cần hướng dẫn họ thở đều, hít sâu, để tăng lưu thông máu. Nói chuyện và giúp trấn an tinh thần cho bệnh nhân.

– Nếu trường hợp bệnh nhân bị ngừng thở, thì thực hiện hô hấp nhân tạo.

– Trường hợp người bệnh buồn nôn, cần cho họ nghiêng người để nôn hết. Giúp người bệnh móc đờm, dãi hay thức ăn còn đọng để tránh bị vào mũi, khí quản.

– Đặc biệt nếu xuất hiện co giật, cần dùng que hoặc đũa ngáng miệng tránh bệnh nhân cắn vào lưỡi.

– Không cho bệnh nhân ăn, uống hay sử dụng bất kể thuốc gì khi chưa được chỉ định từ bác sĩ.

– Quan sát và ghi nhớ các biểu hiện của bệnh nhân để trao đổi lại với bác sĩ.

Bạn chỉ nên thực hiện sơ cứu cho người bệnh khi đã nắm bắt và có kiến thức về bệnh và sơ cứu.

3.2. Cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não có những sai lầm gì cần biết?

Sơ cứu đối với bệnh nhân tai biến nếu sai cũng khiến bị bỏ lỡ thời gian vàng can thiệp, nặng hơn có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Vì vậy cần chú ý tránh những sai lầm sau:

– Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân, nên để bệnh nhân nằm yên tại chỗ. Bạn nên biết, nếu đưa tới viện càng muộn thì khả năng cấp cứu và phục hồi càng thấp.

– Tự ý cho người bệnh dùng thuốc. Đa phần khi xuất hiện đột quỵ, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt. Vì vậy khi cho bệnh nhân dùng bất cứ loại thuốc nào cũng dễ dẫn tới nghẹn và chẹn cổ.

– Tự ý trích, nặn máu ở ngón tay và dái tai bệnh nhân. Cách này vừa không mang lại tác dụng vừa gây trì hoãn thời gian cấp cứu.

lưu ý cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não - không trích, nặn máu tay, dái tai người bệnh

Tuyệt đối không tự ý trích máu ở tay bệnh nhân khi xuất hiện đột quỵ

– Nhỏ thuốc Adalat lên lưỡi bệnh nhân. Loại thuốc này sẽ làm tụt huyết áp đột ngột với người bệnh. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu gây ra chết tế bào não.

Sơ cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến khả năng cứu chữa và phục hồi cho người bệnh. Vì thế mà chúng ta nên chủ động trang bị sớm các kiên thức về bệnh lý và sơ cứu tai biến.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital