Đau dạ dày và đau đại tràng đều là những bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa và khiến nhiều người vẫn lầm tưởng hai bệnh này là một. Tuy nhiên đây hoàn toàn là hai căn bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng như thế nào nhé.
Menu xem nhanh:
1. Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Khi đó, người bệnh thường thường gặp vấn đề như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,… Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau dạ dày xảy ra khi dạ dày bị tổn thương bở các ổ viêm loét, từ đó dẫn đến các cơn đau âm ỉ cùng cảm giác nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị.
2. Đau đại tràng là gì?
Đại tràng được chia thành 3 thành phần chính là manh tràng, kết tràng và trực tràng. Đau đại tràng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, có những người đau ở vị trí không xác định chỉ là vùng bụng nói chung, nhưng có người lại bị đau tại một vị trí cụ thể. Cường độ cơn đau cũng thay đổi, lúc thì âm ỉ, lúc thì đau quặn đến đau dữ dội.
3. Làm thế nào để phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng?
3.1. Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng dựa vào vị trí đau
– Đau dạ dày:
Có 3 vị trí đau chủ yếu mà người đau dạ dày cần chú ý:
+ Đau vùng thượng vị: Vùng thượng vị là vị trí phía trên rốn và dưới xương ức. Gây ra cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài. Có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra phía sau lưng.
+ Đau vùng bụng giữa: Là cảm giác đau vùng quanh rốn. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Gây ra cảm giác buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…
+ Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Khi đói người bệnh sẽ có cảm giác đau. Và ăn vào sẽ đỡ đau nhưng bụng sẽ bị tức và nóng, khó tiêu, đầy hơi,…
– Đau đại tràng:
Khi đau đại tràng thì sẽ cảm thấy đau ở phần bụng dưới rốn. Lúc này cơn đau sẽ âm ỉ kèm theo cảm giác lúc nào cũng muốn đi đại tiện.
3.2. Phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng dựa vào triệu chứng
– Triệu chứng bệnh đau dạ dày:
+ Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh cảm thấy đói hoặc sau khi ăn no.
+ Buồn nôn: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Thức ăn khi vào dạ dày không tiêu hóa được sẽ trào ngược từ dạ dày đẩy lên cổ họng gây cảm giác buồn nôn cho người bệnh.
+ Chướng bụng, khó tiêu: Khi dạ dày bị tổn thương làm cho quá trình tiêu thụ thức ăn bị kém đi, gây ra tình trạng thức ăn tồn đọng trong dạ dày khiến bụng người bệnh bị đầy và khó tiêu.
+ Chán ăn: Dạ dày khi bị viêm sẽ hoạt động kém, từ đó làm cho người bệnh không có cảm giác đói hoặc nếu ăn cũng không cảm thấy ngon miệng. Tình trạng chán ăn xảy ra lâu ngày khiến cơ thể dần suy nhược, thiếu dưỡng chất và gây sụt cân nghiêm trọng.
+ Xuất huyết tiêu hóa: Lúc này là viêm dạ dày đã chuyển sang giai đoạn nặng. Xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng như: nôn ra máu tươi, đi vê sinh phân có màu cà phê,…Khi đó, bạn không nên chủ quan mà cần nhập viện ngay để được kịp thời điều trị.
+ Xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ, quặn bụng dưới rốn. Cơn đau sẽ giảm sau khi người bệnh đi đại tiện và tăng lên đột ngột khi người bệnh bị táo bón khó đi ngoài.
+ Lúc nào cũng trong tình trạng muốn đi đại tiện, mót rặn.
+ Phân của người bệnh sẽ dính máu, có mủ và có chất nhầy.
4. Một số lưu ý khi bị đau dạ dày và đau đại tràng
Khi bị đau dạ dày và đại tràng, người bệnh cần thăm khám sớm để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời kết hợp với một số chế độ ăn uống và sinh hoạt dưới đây để tình trạng bệnh không tiến triển nặng hơn:
4.1. Khi bị đau dạ dày nên ăn gì?
– Nên ăn:
+ Ăn chín, uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu, khoai lang,…nhằm giúp trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
+ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
+ Khuyến khích các món ăn nên chế biến dưới dạng hấp, luộc, mềm.
– Nên tránh:
+ Những loại quả làm tăng tiết dịch vị như chanh, cam, cóc, xoài xanh, khế chua,…
+ Các loại nước ngọt có gas.
+ Tránh những thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh như thịt hun khói, gà rán, pizza, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng…
+ Hạn chế ăn các loại thực phẩm lên men như dưa cà, kim chi, măng.
+ Các chất kích thích tuyệt đối không nên sử dụng như bia rượu, cà phê, thuốc lá.
+ Sau khi ăn no nên nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh.
4.2. Khi bị đau đại tràng nên làm gì?
Khi bị đau đại tràng chúng ta nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường ruột:
– Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày rất tốt cho những người đang bị đại tràng. Bởi khi mất nước sẽ khiến phân cứng, gây khó khăn cho việc tiêu hóa và làm tăng nguy cơ táo bón.
– Không ăn các thực phẩm đóng hộp, nhiều chất bảo quản, đồ ăn nhanh.
– Không ăn thực phẩm sống, ăn trái cây tươi cần gọt vỏ.
– Hạn chế các sản phẩm từ sữa bởi nó gây khó tiêu và chất đạm trong sữa có thể gây dị ứng.
– Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau bởi sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết đại tràng. Người bệnh khi sử dụng bất kì loại thuốc nào nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ.
– Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý nhất.
– Tăng cường thể dục thể thao hằng ngày.
Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng để từ đó giúp ích hơn trong việc ngăn chặn và phòng ngừa bệnh. Khi phát hiện những triệu chứng đau thì lời khuyên duy nhất dành cho bạn đó là đi khám để được các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị sớm và đạt hiệu quả cao.