Cách làm hết hóc xương đơn giản, hiệu quả

Tham vấn bác sĩ

Hóc xương là tình huống ai cũng có nguy cơ gặp phải trong cuộc sống thường ngày. Xương gà, cá… là những dị vật hữu cơ, dễ gây viêm nhiễm và biến chứng cho người bị hóc. Do đó, khi bị hóc xương, bạn cần sớm xử trí đúng cách để có thể loại bỏ dị vật này ra khỏi cơ thể mình. Xem ngay cách làm hết hóc xương đơn giản, hiệu quả và đảm bảo an toàn trong bài viết này nhé.

1. Những nguyên nhân gây nên tình trạng hóc xương

Cách làm hết hóc xương đơn giản, hiệu quả-1

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hóc xương

Hóc xương có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân hóc xương ở người khá phổ biến:

– Ăn uống vội vàng: Khi ăn một cách nhanh chóng và không chú ý, nguy cơ hóc xương hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi khi chúng ta ăn vội, không nhai nhỏ thức ăn, xương có thể theo thức ăn đi cơ thể, mắc kẹt trong họng và gây tình trạng hóc xương.

– Vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa: Khi vừa ăn vừa cười đùa hoặc nói chuyện lớn, chúng ta khó có thể kiểm soát thức ăn đi vào cơ thể mình. Trường hợp này xương cũng có thể theo thức ăn chui vào cổ họng, bị mắc kẹt và gây tình trạng bị hóc xương.

– Bị ho, sặc trong lúc ăn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến xương có thể đi vào cơ thể người và trở thành dị vật đường thở.

– Uống rượu say rồi ăn thức ăn lẫn xương: Người uống rượu say thường không kiểm soát được hành vi ăn uống của mình, do đó khi ăn những thức ăn lẫn xương rất dễ dẫn tới tình trạng bị hóc xương.

– Hẹp thực quản: Người bị hẹp thực quản có đường ống dẫn từ họng xuống dạ dày nhỏ, nguy cơ bị hóc xương, hóc dị vật cũng cao hơn.

2. Vị trí xương thường mắc kẹt khi bị hóc?

Họng là bộ phận ở ngã tư đường ăn và đường thở, phía bên trên nối liền với mũi, phía đằng trước thông với khoang miệng, phía bên dưới thì nối với thanh quản và thực quản. Họng người có thể được chia làm 3 phần: họng mũi, họng miệng và họng thanh quản. Trong đó, họng miệng và thanh quản là hai phần dễ bị mắc kẹt xương nhất.

Phần lớn dị vật, xương bị mắc lạ ở họng miệng có kích thước nhỏ, sắc bén, ví dụ như xương dăm của cá. Khi bị mắc ở phần này, xương dễ cắm vào amidan khẩu cái, đáy lưỡi hay rãnh lưỡi thanh thiệt.

3. Những triệu chứng lâm sàng thường gặp ở người hóc xương

Thông thường, ngay sau khi bị hóc xương, các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện:

– Người hóc xương đang ăn thì đột nhiên cảm thấy nuốt đau, nuốt bị vướng ở vùng cổ và không thể ăn tiếp được nữa. Một số trường hợp người hóc vẫn có thể ăn uống bình thường nhưng luôn cảm giác bị cộm, vướng mỗi khi nuốt.

– Người hóc xương bị đau ở họng;

– Người hóc xương ho, khạc nhiều. Một số trường hợp người hóc xương còn có thể khạc ra máu.

Khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên, người hóc xương thường lập tức có hành động để cố gắng đẩy xương ra khỏi họng của mình. Có người cố gắng ho, khạc thật nhiều để đẩy dị vật ra. Có người thì đưa ngón tay vào móc họng để tìm và lấy mảnh xương bị hóc ra. Tuy nhiên, đây đều là những hành động cấm kỵ, tuyệt đối không nên làm khi bị hóc xương. Lý do là vì các hành động trên có thể gây tổn thương vùng họng và đẩy xương bị hóc vào sâu hơn, khó lấy ra hơn.

Lưu ý rằng, có nhiều trường hợp người hóc xương không nhận ra mình bị hóc dị vật ngay sau khi nuốt phải miếng xương vào cơ thể. Trường hợp này, mảnh xương bị hóc sẽ trở thành dị vật đường thở, từ từ gây nên những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cho người bị hóc xương. Do đó khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, nghi mắc hóc xương, hóc dị vật, bạn nên đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời nếu cần.

4. Cách làm hết hóc xương đơn giản, hiệu quả

Khi gặp phải tình huống hóc xương hay hóc thức ăn khi đang ăn, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách làm hết hóc xương đơn giản mà hiệu quả dưới đây:

4.1. Nhờ người xung quanh trợ giúp

Nhờ người xung quanh trợ giúp gắp bỏ mảnh xương bị hóc

Nhờ người xung quanh trợ giúp gắp bỏ mảnh xương bị hóc, nhưng cần tiến hành đúng cách

Khi bị hóc xương, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh. Theo đó, người trợ giúp có thể dùng thìa hay bàn chải đánh răng để đè lên lưỡi của người hóc xương; soi đèn pin để xác định vị trí mảnh xương bị mắc; dùng nhíp để gắp bỏ xương ra khỏi họng của người bị hóc.

Thông thường, cách này chỉ áp dụng với trường hợp bị hóc xương nhỏ, mắc ở vị trí dễ thấy, dễ lấy. Còn trường hợp người trợ giúp đã cố gắng kiểm tra nhưng không thấy mảnh xương gây hóc thì tốt nhất người bị hóc xương nên đến viện để được bác sĩ hỗ trợ xử lý.

4.2. Đi khám bác sĩ được hỗ trợ chữa hóc xương

Đi khám bác sĩ được hỗ trợ chữa hóc xương

Đi khám bác sĩ được hỗ trợ chữa hóc xương

Nếu không tự tin để xử lý hóc xương tại nhà hoặc đã thử chữa hóc xương tại nhà không thành công, người hóc xương nên lập tức tới viện để được bác sĩ giúp chữa hóc xương. Bởi khi xương hay bị vật bị mắc trong họng càng lâu thì nguy cơ gây áp xe, nhiễm trùng xảy ra càng cao.

Để chữa hóc xương, người bị hóc xương nên chọn cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa Tai mũi họng để được bác sĩ chuyên môn khám và hỗ trợ điều trị. Tại các bệnh bệnh viện uy tín như Thu Cúc TCI, bệnh nhân hóc xương đến khám sẽ được bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng trực tiếp thăm khám, cho tiến hành nội soi với máy nội soi tiên tiến, hiện đại và các kiểm tra cần thiết để xác định chính xác kích thước và vị trí xương. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện gắp bỏ xương cho bệnh nhân với thao tác nhanh, gọn, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa các tổn thương mảnh xương hóc có thể gây ra cho bệnh nhân.

Trên đây, bài viết đã gợi ý đến bạn cách làm hết hóc xương đơn giản, hiệu quả thường được áp dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn nhiều thông tin hữu ích để xử lý thật tốt khi gặp phải tình huống hóc xương.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital