Viễn thị là một trong những tật khúc xạ về mắt thường gặp. Bên cạnh những yếu tố khách quan, bệnh còn có yếu tố di truyền bẩm sinh. Tùy theo thể trạng từng người mà mức độ viễn thị bẩm sinh nặng hay nhẹ, tuy nhiên, bệnh có khả năng cải thiện tự nhiên khi lớn lên. Trong trường hợp bệnh không tự cải thiện được thì cách chữa viễn thị bẩm sinh như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Viễn thị bẩm sinh là gì?
Đây là bệnh lý có nguyên nhân do trục nhãn cầu mắt ngắn. Yếu tố di truyền có vai trò khá quan trọng vì chúng ta sẽ dễ bị viễn thị hơn nếu cha mẹ cũng mắc viễn thị. Bình thường ảnh phản ánh sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi được hội tụ lại trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật. Do trục nhãn cầu mắt ngắn dẫn đến tình trạng ảnh của sự vật hội tụ phía sau võng mạc, khiến người bệnh gặp phải tình trạng nhìn các vật ở gần bị mờ, nhòe, trong khi có thể nhìn thấy rõ những vật ở khoảng cách xa.
Thông thường, trẻ sơ sinh luôn luôn bị viễn thị. Song mức độ viễn thị của trẻ sẽ giảm dần khi chúng lớn lên. Khi trẻ bước vào giai đoạn 2 – 3 tuổi, độ viễn khoảng 3 độ, nhưng nếu ở tuổi này, mắt trẻ không hoặc phát triển chậm thì trẻ sẽ bị viễn thị. Viễn thị thường gặp ở tuổi trẻ bắt đầu vào học cấp 1. Những người bị viễn thị trên 6 độ được coi là nặng, có nguy cơ phải đeo kính cả đời, có thể gây ra tình trạng lác hoặc nhược thị hai mắt.
Không khó để nhận ra các biểu hiện ở trẻ bị viễn thị bẩm sinh. Khi đọc sách hay xem ti vi, điện thoại, trẻ thường có các biểu hiện nheo mắt, đỏ mắt, nhức, dụi mắt liên tục khi nhìn lâu. Tình trạng này kéo dài làm giảm sự tập trung của trẻ, gây ra các rối loạn về thị giác nặng nề như: nhược thị, lác mắt, rối loạn chức năng thị giác hai mắt. Vì vậy, khi thấy con có các biểu hiện trên, phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để được chẩn đoán sớm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp..
2. Các cách chữa viễn thị bẩm sinh hiệu quả
Nhiều bệnh nhân viễn thị do bẩm sinh thường chọn giải pháp phẫu thuật để cải thiện thị lực. Tuy nhiên, phương pháp này cần được bác sĩ chuyên khoa mắt thăm khám cẩn thận để xác định đối tượng được phẫu thuật.
2.1 Phương pháp phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện này là phẫu thuật LASIK (Laser-assisted in-situ keratomileusis), phẫu thuật LASEK (Laser-assisted subepithelial keratectomy), phẫu thuật PRK (Photorefractive keratectomy), phẫu thuật CK (Conductive keratoplasty) với mục đích chung là điều chỉnh lại độ cong của giác mạc giúp hình ảnh hội tụ đúng vị trí trên võng mạc.
Nhìn chung, các phương pháp phẫu thuật còn khá tốn kém và còn hạn chế đối tượng được phẫu thuật. Giải pháp này chống chỉ định trong các trường hợp có bệnh cấp hoặc mãn tính tại mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glaucom, giác mạc hình nón, phụ nữ đang cho con bú,… Hơn nữa phương pháp phẫu thuật cũng chỉ giúp người bệnh không phải đeo kính gọng chứ không giải quyết được tận gốc căn nguyên bệnh.
2.2 Phương pháp đeo kính
Một phương pháp đơn giản hơn được nhiều người lựa chọn đó là đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng giúp thay đổi điểm hội tụ của ảnh vật khi đi vào mắt. Bệnh nhân có thể đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng khi làm việc ở cự ly gần như đọc sách, xem ti vi, máy tính.
Khi chọn kính viễn thị, nên chọn loại tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao (aspheric high-index lenses), đặc biệt với người bị tật viễn nặng. Những tròng kính này thường sẽ gọn nhẹ và mỏng hơn so với trong kính thông thường.. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao thì khả năng phản chiếu ánh sáng càng nhiều. Để nâng cao tính thẩm mỹ cho đôi mắt, bệnh nhân nên ưu tiên chọn loại tròng lớp phủ phản quang có công dụng chống lóa, khắc phục tối đa nhược điểm của tròng kính phi cầu.
Đối với trẻ em, các tròng kính viễn thị nên được làm bằng vật liệu polycarbonate vừa nhẹ, có khả năng chống va đập tốt. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên ưu tiên chọn loại tròng kính quang học có khả năng chuyển sang màu sẫm hơn khi ra nắng khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Đối với trẻ nhỏ, khi điều trị viễn thị bẩm sinh các bậc phụ huynh cần lưu ý:
– Cho trẻ đeo kính đúng với số viễn.
– Cho trẻ đeo kính thường xuyên, chỉ nên bỏ kính khi đi tắm, đi ngủ.
– Nếu trẻ viễn thị bẩm sinh đã biến chứng sang nhược thị thì cần cho trẻ tập nhược thị.
– Nếu trẻ viễn thị bẩm sinh sau khi đeo kính đúng số vẫn còn bị lác thì cần phẫu thuật để giải quyết độ lác tồn dư sau chỉnh kính. Cha mẹ lưu ý cần cho trẻ mổ lác sớm để việc phục hồi thị lực được tối đa.
Viễn thị bẩm sinh ở trẻ là tật khúc xạ có thể điều trị được nhưng cần phát hiện sớm (khi trẻ 3-5 tuổi). Nếu sau 7 tuổi mới phát hiện và điều trị thì hiệu quả không cao, trẻ có thể bị lác, mù vĩnh viễn.
Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khám, điều trị các bệnh về mắt. Bởi tại Thu Cúc TCI sở hữu nhiều điểm mạnh mà không phải cơ sở y tế nào cũng có được:
– Đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành giàu kinh nghiệm.
– Trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài.
– Phòng mổ vô khuẩn một chiều an toàn.
– Quy trình thăm khám, điều trị tối ưu, hiệu quả.