Chữa trị bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả là vấn đề ai cũng quan tâm. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng mang lại nỗi ám ảnh lớn lao, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống.
Menu xem nhanh:
1. Biến chứng gây ra bởi trĩ
Có nhiều người mắc trĩ nhưng không hề hay biết. Ấy là khi trĩ chưa gây ra biến chứng gì nặng nề. Khi bắt đầu xuất hiện biến chứng, trĩ đã chuyển giai đoạn nặng. Khi đó việc điều trị vô cùng tốn kém và lâu dài. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh trĩ là vô cùng cần thiết. Trĩ cấp độ nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Thiếu máu, sức khỏe sa sút nghiêm trọng: Trĩ chảy máu là hiện tượng thường gặp trong bệnh trĩ. Trĩ giai đoạn nhẹ chỉ ra 1 vài giọt máu nhỏ. Tuy nhiên trĩ càng to, búi trĩ càng lớn thì hiện tượng cọ xát gây đau và trĩ chảy máu càng nhiều. Máu có khi thành giọt, thành tia… Nếu kéo dài quá trình này sẽ khiến người bệnh mất máu trầm trọng dẫn đến thiếu máu. Từ đó mệt mỏi, suy nhược, thậm chí ngất xỉu…
– Trĩ sa nghẹt: Trĩ khi bị sa ra ngoài với búi trĩ to thì dễ dẫn đến hiện tượng sa nghẹt. Hiện tượng này khiến người bệnh đau đớn, ăn không ngon ngồi không yên. Búi trĩ có thể dần bị hoại tử, vùng hậu môn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Viêm loét, nhiễm trùng: Trĩ ngoại là nguyên nhân hàng đầu khiến vùng hậu môn xuất hiện dịch nhầy, nhiễm trùng, hoại tử… Ngoài ra các biến chứng rò hậu môn, viêm nhú, viêm khe cũng rất dễ xuất hiện nếu người bệnh mắc trĩ. Công việc, cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh nhân ngày càng tự ti, thu mình và không thể đi làm bình thường.
2. Chữa trị bệnh trĩ như thế nào?
Chữa trị bệnh trĩ áp dụng trong trường hợp trĩ có triệu chứng. Nếu trong quá trình thăm khám phát hiện ra trĩ nhưng không có triệu chứng thì cần cải thiện ăn uống và sinh hoạt để ngăn chặn bệnh.
2.1. Điều trị với thuốc
Đối tượng được chỉ định điều trị bằng thuốc: Trĩ nội độ 1, độ 2, trĩ ngoại cấp độ nhẹ, chảy máu nhẹ hoặc chỉ ngứa rát, chưa biến chứng
Phương pháp điều trị bằng thuốc cần kết hợp kiêng cữ, ăn uống hợp lý mới hiệu quả được.
Điều trị bằng thuốc cần thời gian dài, kiên trì, không bỏ cuộc.
Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp kể cả khi đã hết bệnh trĩ.
Dùng thuốc: Dùng các loại thuốc bôi tại chỗ, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, làm chắc thành mạch… Đơn thuốc cần dựa vào tình trạng cụ thể. Mọi chỉ dẫn dùng thuốc cần tuân theo bác sĩ.
Chế độ ăn uống, lối sống cần lưu ý:
– Ăn giàu chất xơ, nhiều rau bớt thịt, uống thật nhiều nước hằng ngày
– Tránh xa chất kích thích, đồ cay nóng
– Vệ sinh vùng hậu môn nhẹ nhàng, sạch sẽ
– Đi vệ sinh không nên ngồi quá lâu, có thể dùng thuốc hỗ trợ khi táo bón, không rặn quá mạnh
– Ngâm hậu môn để thoải mái hơn mỗi khi đi vệ sinh xong.
2.2. Điều trị phẫu thuật
Đối tượng được chỉ định điều trị phẫu thuật bao gồm:
– Trĩ nội cấp độ 3, độ 4 chảy máu, biến chứng nghiêm trọng
– Trĩ bị sa búi trĩ mà không thể tự co
– Trĩ có biến chứng ứ huyết khối
– Trĩ sa có nguy cơ bị kẹt, hoại tử búi trĩ
Việc điều trị bằng thuốc hoàn toàn không có tác dụng và trĩ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày. Do đó, trĩ cần phải được cắt bỏ ngay. Hiện nay, phương pháp cắt trĩ đang được áp dụng phổ biến là:
– Phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan là phương pháp truyền thống được áp dụng trước đây. Phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan can thiệp trực tiếp vào búi trĩ, áp dụng được cho nhiều loại trĩ khác nhau. Tuy nhiên, quá trình tác động vào búi trĩ khiến người bệnh đau nhiều và hồi phục cũng lâu hơn.
– Phương pháp Longo là giải pháp cắt trĩ hiện đại áp dụng rộng rãi hiện nay. Phương pháp này không tác động trực tiếp vào búi trĩ mà sử dụng nguyên lý cắt nguồn cung cấp máu của búi trĩ đồng thời khâu treo tránh hiện tượng niêm mạc sa xuống. Vì vậy, phạm vi tác động của phương pháp là ở vùng vô cảm, giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân. Sau cắt trĩ, bệnh nhân cũng đỡ đau và chóng hồi phục hơn.
3. Chữa trị bệnh trĩ cần lưu ý gì?
– Hầu hết mọi người đều cần sớm cắt trĩ nếu có dấu hiệu biến chứng trầm trọng. Tuy nhiên một số bệnh nhân bị viêm đại tràng hoặc suy giảm miễn dịch thường không thực hiện được phẫu thuật ngay. Những bệnh nhân này cần điều trị bệnh trước và cần sự tư vấn kỹ của bác sĩ để điều trị.
– Cần lưu ý một số biến chứng sau mổ trĩ bao gồm: Đau ở vết thương, nhiễm trùng, chảy máu quá nhiều, không đi đại tiện được. Những triệu chứng này nếu kéo dài cần báo ngay cho bác sĩ chủ trị. Không nên tự ý dùng thuốc hay các biên pháp khác để khắc phục tình trạng.
– Bệnh trĩ sau khi cắt xong vẫn cần duy trì sinh hoạt, ăn uống hợp lý để hạn chế tái phát.
– Cần có phác độ toàn diện bao gồm cả quá trình sau điều trị. Tức là cần tìm căn nguyên bệnh để ngăn chặn tránh tái phát.
Chữa trị bệnh trĩ hiện nay được thực hiện rất riêng tư và kín đáo. Bệnh nhân không cần e ngại vì sợ hãi khi thăm khám ở bộ phận nhạy cảm. Hãy tìm đến các địa chỉ uy tín để được lên phác đồ điều trị hợp lý.