Răng hàm đảm nhận vai trò ăn nhai của và nằm ở sâu trong cung hàm nên rất dễ bị sâu do khó làm sạch. Sâu răng hàm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe hàm răng, kèm theo tình trạng hôi miệng khiến mọi người tự ti khi giao tiếp. Tìm hiểu ngay các cách chữa răng hàm bị sâu dứt điểm trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Sâu răng hàm là gì?
Sâu răng hàm là tình trạng tổn thương trên bề mặt của các răng số 6, 7 hoặc 8 trên cung hàm. Khi bị sâu răng, mọi người thường phát hiện ra các chấm, lỗ màu đen trên bề mặt của răng.
Vi khuẩn có hại tấn công, làm tổn thương men răng và ngà răng là đặc trưng của sâu răng. Răng hàm đảm nhiệm chức năng ăn uống nên có nguy cơ mòn men răng cao, kết hợp vệ sinh răng miệng kém khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công.
Răng hàm nằm ở vị trí sâu trong cung hàm khiến việc vệ sinh khó khăn hơn, nguy cơ sâu răng cũng cao hơn nhiều so với các răng khác. Khi răng hàm bị sâu, mọi người có thể cảm nhận các cơn đau nhức, ê buốt, khó chịu. Do đảm nhận chức năng ăn nhai khá quan trọng nên việc bảo tồn, khôi phục răng hàm bị sâu luôn được ưu tiên hàng đầu.
2. Nguyên nhân sâu răng hàm
Vi khuẩn trú ngụ ở cao răng, mảng bám kết hợp với axit là thủ phạm hàng đầu gây sâu răng hàm. Vi khuẩn phát triển quá mức, gây sâu răng và các bệnh lý khác do:
– Vệ sinh răng miệng chưa khoa học, để mảng bám và cao răng hình thành quá nhiều trên răng,
– Tình trạng men răng kém, mỏng, có tiền sử di truyền trong gia đình.
– Thường xuyên ăn uống những thực phẩm chứa nhiều đường, tính axit cao làm mòn men răng.
– Khoang miệng bị khô do thiếu nước, uống ít nước gây giảm tiết nước bọt và làm mất cân bằng vi sinh vật.
– Răng hàm bị chấn thương gây nứt vỡ, lộ ngà răng làm cho vi khuẩn dễ dàng tấn công.
– Bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý răng miệng khác như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh chân răng… khiến vi khuẩn phát triển quá mức, lan sang răng khác.
– Bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý toàn thân như trào ngược dạ dày, đại tràng, bệnh về tiêu hóa, tiểu đường…
3. Triệu chứng sâu răng hàm
Sâu răng có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường hoặc cảm nhận như:
– Xuất hiện chấm li ti hoặc các hố đen trên bề mặt nhai của răng hàm.
– Cảm giác đau, buốt, ê nhức ở răng hàm bị sâu. Cơn đau rõ rệt hơn khi ăn uống, sử dụng những thực phẩm quá lạnh, nóng.
– Khô miệng kèm theo hơi thở có mùi khó chịu, có vị đắng trong miệng.
– Ngả màu men răng, hàm răng thường có màu ố vàng kém sắc.
– Sưng tấy hoặc xung huyết quanh nướu ở vị trí răng hàm bị sâu.
– Tụt nướu, viêm nhiễm nướu, viêm nha chu khi sâu răng quá nặng.
– Sâu răng có hố lớn, hở tủy, có xuất hiện dịch mủ bất thường kèm mùi hôi nghiêm trọng.
4. Cách chữa răng hàm bị sâu
4.1. Điều trị tại nha khoa
– Hàn trám
Thủ thuật được áp dụng rất phổ biến trong việc điều trị sâu răng bệnh lý. Hàn trám giúp khôi phục hình dáng, cấu trúc ban đầu của răng hàm mà không cần xâm lấn hay làm tổn thương mô răng lành. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô răng bị sâu, viêm nhiễm và tiến hành đưa chất trám vào và hàn kín vĩnh viễn. Hàn trám răng sâu giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công tới các kết cấu răng khỏe mạnh.
– Điều trị tủy
Khi sâu răng nghiêm trọng ăn sâu vào tủy, bác sĩ sẽ tiến hành mở buồng tủy và làm sạch hết phần tủy bị viêm. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo dạng cho tủy răng và tiến hành hàn trám lại để phục hình thẩm mỹ, chức năng răng. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp chân răng vẫn đảm bảo khỏe mạnh. Điều trị tủy cho răng hàm sâu giúp bảo toàn răng vượt trội và ngăn chặn tình trạng đau nhức, ê buốt dữ dội.
– Nhổ răng
Nếu sâu răng nặng, ăn sâu vào tủy và gây ra các biến chứng như viêm chân răng thì cần phải tiến hành nhổ bỏ kịp thời. Điều này giúp bảo toàn các răng khác, ngăn ngừa viêm nhiễm lan tới xương hàm và ảnh hưởng tới các dây thần kinh xương hàm. Sau khi nhổ răng và điều trị viêm nhiễm ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định mọi người trồng răng bổ sung để ngăn xô lệch các răng khác và tiêu xương hàm.
4.2. Điều trị tại nhà
Một số phương pháp tại nhà có thể giúp hỗ trợ, khắc phục tình trạng sâu răng hàm mà mọi người có thẻ áp dụng như sau:
– Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa Flour, giúp tái khoáng các mô răng bị tổn thương khi ở giai đoạn ban đầu, chưa tổn thương tới ngà răng.
– Súc miệng bằng nước muối sinh lý, giảm tình trạng viêm nhiễm và loại bỏ một phần vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
– Sử dụng một số loại lá cây tự nhiên, thảo dược, xay nhuyễn và kết hợp với muối biển để súc miệng hằng ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ giúp giảm viêm.
Trên đây là một số cách chữa răng hàm bị sâu thường được áp dụng do mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng được các phương pháp kể trên mà cần có chỉ định của bác sĩ nha khoa sau khi thăm khám, xác định tình trạng sâu răng.