Bệnh trĩ là nỗi niềm khó nói của hầu hết người mắc phải. Bởi vậy, tâm lý phổ biến của bệnh nhân là không muốn chia sẻ và muốn tự chữa tại nhà. Tuy vậy, cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thực sự đảm bảo an toàn, có nên áp dụng hay không?
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ và những đặc điểm cần biết
Bệnh trĩ là căn bệnh có tính phổ biến cao hơn cả trong nhóm bệnh về hậu môn và trực tràng. Bệnh lý này hình thành do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch hậu môn, trực tràng. Dấu hiệu của bệnh có thể bao gồm các búi trĩ mọc xung quanh hậu môn hoặc ở rìa ngoài hậu môn, gây khó chịu, đau đớn và vướng víu. Người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện hoạt động hàng ngày, đặc biệt là khi đại tiện, điều này làm suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.
Có nhiều lý do khác nhau có thể gây ra bệnh trĩ, nhưng một số lý do phổ biến nhất là táo bón kéo dài, ngồi quá lâu và mang vật nặng. Bệnh trĩ cũng thường xuyên hơn ở người cao tuổi – đối tượng thường xuyên bị táo bón do nhu động ruột giảm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai dễ bị bệnh trĩ, và dễ bị nặng lên sau khi sinh con, đặc biệt là những người sinh con thường.
2. Phân loại bệnh trĩ như thế nào, các mức độ bệnh ra sao?
Bệnh trĩ được chia thành hai loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại, các loại này phụ thuộc vào cách búi trĩ phân bố và đặc điểm của chúng. Các búi trĩ bên trong ống hậu môn và trên đường lược hậu môn được gọi là trĩ nội. Trái ngược, búi trĩ ngoại là búi trĩ mọc bên ngoài hậu môn và bên dưới đường lược, khó nhận biết hơn.
Ngoài ra, mắc bệnh trĩ hỗn hợp là khi búi trĩ nội sa ra ngoài và kết lại cùng với búi trĩ ngoại, gây đau đớn và khó điều trị.
Các loại bệnh trĩ được chia thành bốn cấp độ, mỗi cấp độ có những đặc điểm khác nhau.
Trĩ nội được phân loại thành bốn cấp độ, bao gồm các tình trạng tăng dần độ nặng như sau. Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn – thi thoảng sa ra ngoài nhưng tự co lên được – sa ra ngoài thường xuyên hơn, cần phải đẩy bằng tay mới lên – búi trĩ hoàn toàn ra ngoài hậu môn, không thể đẩy trở lại.
Ngoài ra, trĩ ngoại cũng có bốn giai đoạn bệnh, phân chia như sau: Trĩ bắt đầu xuất hiện từ các chấm nhỏ bao quanh hậu môn. Sau đó, búi trĩ lớn hơn theo thời gian, người bệnh bắt đầu cảm thấy cộm rát, đau đớn. Ở giai đoạn 3, búi trĩ trở nên lớn hơn nhanh chóng, gây tắc, nghẹt hậu môn và gây đau dữ dội. Ở giai đoạn 4, các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng và hoại tử có thể xảy ra.
3. Bệnh trĩ có thể điều trị bệnh trĩ tại nhà hay không?
3.1. Không nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các biện pháp tự phát
Các chuyên gia khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và chẩn đoán trĩ. Sau đó, bệnh nhân sẽ nhận được phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh sau khi được chẩn đoán kỹ lưỡng. Bệnh nhân phải tuân theo các yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Đối với bệnh trĩ khi còn nhẹ và có thể điều trị nội khoa, có thể được điều trị tại nhà với thuốc và theo chỉ định của bác sĩ sau thăm khám. Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc truyền miệng, các loại thuốc dân gian. Rất nhiều trong số chúng chưa được kiểm chứng là an toàn và hiệu quả. Một số loại lá, loại cây theo các tài liệu dân gian có tác dụng với trĩ, tuy nhiên hiệu quả của chúng đến đâu thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Nói cách khác, bệnh nhân không nên điều trị bệnh trĩ tại nhà khi chưa được bác sĩ hướng dẫn.
3.2. Điều trị chuyên khoa là cách tối ưu loại bỏ trĩ
Trong điều trị chuyên khoa, bệnh trĩ thường được điều trị dựa vào tình trạng và các cấp độ bệnh đó. Trong đó, đối với bệnh ở cấp độ 1 và nhiều trường hợp bệnh trĩ ở cấp độ 2, bệnh nhân có thể điều trị bằng các loại thuốc làm giảm triệu chứng, hỗ trợ đại tiện. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm thuốc tăng độ bền tĩnh mạch. Các loại thuốc này cần được sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Khi bệnh trĩ nặng lên, các trường hợp độ 3, 4 hay những trường hợp độ 2 không đáp ứng điều trị thuốc sẽ được chỉ định phẫu thuật. Các loại phẫu thuật sẽ loại bỏ búi trĩ nhanh chóng và triệt để.
Một số loại phẫu thuật bệnh trĩ phổ biến hiện nay có thể kể đến Laser Diode không dao kéo – giải pháp cho bệnh trĩ độ 2, độ 3 – giai đoạn bệnh đang tiến triển. Công nghệ này đặc biệt ở chỗ không sử dụng dao kéo mà dùng laser để triệt trĩ, nên bệnh nhân không đau, không chảy máu, hồi phục nhanh. Ngoài ra, một số phương pháp khác như Longo ít xâm lấn, mổ trĩ kinh điển Milligan Morgan – Ferguson hay khâu treo, thắt mạch trĩ đang được áp dụng hiệu quả vào điều trị bệnh trĩ.
Hiện nay, Thu Cúc TCI đang là đơn vị đi đầu trong điều trị bệnh trĩ, ứng dụng hầu hết các phương pháp mổ trĩ hiện đại và hiệu quả kể trên.
4. Duy trì chế độ sống lành mạnh hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ
Ngoài những giải đáp có nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà, TCI gửi đến bạn những lưu ý về chế độ ăn uống vận động giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
– Bệnh nhân cần thiết lập cho bản thân một thực đơn ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ quả để tăng cường chất xơ, hạn chế táo bón gây đau đớn khi đại tiên.
– Uống nhiều nước để tránh táo bón, bệnh nặng lên
– Hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu, cay nóng, dầu mỡ chiên rán và đồ uống có cồn.
– Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân trĩ cần tránh sử dụng nhiều rượu bia, chất có cồn, chất kích thích,..
– Nên ăn những thực phẩm có tính nhuận tràng và thực phẩm giúp bổ sung sắt, giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng thiếu máu do bị trĩ.
– Chú ý chế độ vận động, khắc phục đặc thù công việc. Nên tập thể dục, thực hiện các động tác nhẹ nhàng giúp máu lưu thông. Điều này sẽ hạn chế máu ứ trệ ở tĩnh mạch làm trĩ phồng lên. Ngoài ra, có thể cân nhắc một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng, hợp lý cho người bệnh trĩ. Đối với công việc cần ngồi lâu, có thể tranh thủ một vài phút sau mỗi tiếng để đi lại nhẹ nhàng, tránh cho búi trĩ chịu quá nhiều áp lực.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc: “Có nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà” . Bệnh nhân nên đến thăm khám sớm ngay khi phát hiện những bất thường ở hậu môn để việc điều trị dễ dàng và đơn giản hơn.