Tiêm vắc xin phòng bại liệt là phương pháp phòng chống căn bệnh này hữu hiệu. Tuy nhiên, sau khi tiêm trẻ có thể xuất hiện một vài triệu chứng phụ. Các triệu chứng sau khi tiêm bại liệt như sưng đau tại vị trí tiêm hay sốt nhẹ thường khá nhẹ và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp hiếm gặp, trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường và nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin. Vậy những triệu chứng sau tiêm này là gì? Hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng sau khi tiêm cần đưa đi cấp cứu ngay và cách xử trí kịp thời nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vắc xin bại liệt và những điều cần biết về vắc xin
1.1. Tiêm phòng vắc xin bại liệt có tác dụng gì?
Tiêm phòng bệnh bại liệt là phương pháp hiệu quả để có thể phòng ngừa bệnh bại liệt cũng như những nguy cơ biến chứng do bệnh gây ra. Cũng như những lại vắc xin khác, vắc xin bại liệt có chứa một lượng nhỏ virus bại liệt đã chết hoặc bị làm suy yếu và không còn khả năng gây bệnh. Sau khi được đưa vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể để chống lại virus bại liệt xâm nhập.
1.2. Các loại vắc xin phòng bại liệt được sử dụng hiện nay
Vắc xin phòng bại liệt được chia thành hai loại:
Vắc xin dạng uống
Vắc xin bại liệt dạng uống (OPV) là loại vắc xin giảm động lực được sản xuất từ virus bại liệt đã bị suy yếu và không còn khả năng gây bệnh cho cơ thể người. Khi đi vào cơ thể, vắc xin sẽ có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên ngăn ngừa bệnh.
Vắc xin bại liệt dạng uống được sử dụng rộng rãi nhờ ưu điểm tiện lợi, giá thành rẻ hơn và có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus bại liệt trong cộng đồng.
Vắc xin dạng tiêm
Khác với vắc xin dạng uống, vắc xin bại liệt dạng tiêm là vắc xin bất hoại được sản xuất từ virus bệnh bại liệt đã bị tiêu diệt bằng hóa chất hoặc ánh sáng. Sau khi tiêm, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được kích thích và nhanh chóng tạo ra các kháng thể để chống lại bệnh.
Vắc xin bại liệt dạng tiêm được chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Hiện nay, vắc xin uốn ván dạng tiêm có 5 loại như sau:
– Vắc xin IPV là vắc xin bất hoạt giúp ngăn ngừa bệnh bại liệt do virus Polio (Poliovirus) gây ra gồm ba tuýp 1, 2 và 3.
Ngoài việc tiêm lẻ mũi bại liệt, cha mẹ có thể lựa chọn mũi kết hợp có chứa thành phần bại liệt để tiêm cho trẻ, hạn chế tối thiểu số mũi tiêm cho trẻ.
– Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa/Hexaxim bao gồm 6 thành phần kháng nguyên khác nhau để phòng ngừa các bệnh ở trẻ em bao gồm: bạch hầu, ho gà, bại liệt, viêm gan B, uốn ván và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib).
– Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim là một loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 giúp phòng ngừa các bệnh ở trẻ em, bao gồm: Ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib).
– Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim là một loại vắc xin phối hợp chứa 4 thành phần phòng ngừa 4 bệnh khác nhau ở trẻ em bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt.
2. Xuất hiện các triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt có nguy hiểm không?
Theo khuyến cáo của bác sĩ, tương tự như các loại vắc xin khác, việc tiêm vắc xin có tác dụng phòng ngừa bệnh bại liệt có thể gây ra một số phản ứng phụ ở trẻ như sốt nhẹ, đau đầu, cảm thấy đau nhức tại vị trí tiêm hay mệt mỏi.
Tuy nhiên, những phản ứng này thường là nhẹ và tự nhẹ đi sau vài ngày. Việc xuất hiện phản ứng phụ hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp và phản ứng của cơ thể của trẻ với vắc xin.
Tuy nhiên với một số trường hợp hiếm gặp, trẻ bị dị ứng với vắc xin hay còn gọi là sốc phản vệ. Tùy vào mức độ mà tình trạng sốc phản vệ gây nên những triệu chứng khác nhau và nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Khi bị sốc phản vệ cần theo dõi kỹ càng và nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để theo dõi và điều trị kịp thời.
3. Tổng quan về các triệu chứng có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin bại liệt
Cha mẹ nên theo dõi trẻ tại nhà ít nhất từ 24 đến 48 giờ sau khi tiêm chủng.
3.1. Các triệu chứng sau tiêm phổ biến thường gặp
– Sốt nhẹ: đây là thường gặp của cơ thể và khá thường gặp đối với trẻ em sau khi tiêm chủng. Trong quá trình đáp ứng miễn dịch từ vắc xin, trẻ có thể bị sốt nhẹ. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng này có thể tự giảm dần và biến mất sau vài ngày.
– Đau tay hoặc chân: đây cũng là một trong những phản ứng phổ biến của vắc xin bại liệt. Phản ứng này không cần điều trị đặc biệt và chỉ kéo dài trong vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Sưng hoặc đỏ tại vùng da quanh vết tiêm: phản ứng chỉ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
– Các triệu chứng khác như quấy khóc, ăn kém, cơ thể mệt mỏi.
3.2. Các triệu chứng sau tiêm nguy hiểm cần đưa đi cấp cứu
– Sưng, phù nề tại nơi tiêm có thể gặp trong 1 đến 2 ngày.
– Sốt cao trên 39 độ C, không có dấu hiệu hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ.
– Sốc phản vệ, dị ứng vắc xin với các triệu chứng như nổi mày đay, phù mặt, đau khớp, co giật, phát ban,…
– Trẻ quấy khóc dai dẳng, vật vã hoặc lừ đừ, li bì, hôn mê.
– Trẻ khó thở, thở gấp, có dấu hiệu rút lõm hõm ức, rút lõm lồng ngực, môi tím tái.
– Các chi lạnh, da nổi vân tím.
– Nôn trớ nhiều lần.
– Bú kém, bỏ bữa.
Để phát hiện trẻ có các dấu hiệu trở nặng hoặc nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý theo dõi toàn trạng tinh thần của trẻ (tỉnh táo, quấy khóc, li bì hay không), tình trạng ăn ngủ, nhiệt độ, dấu hiệu trên da hay sưng đỏ vị trí tiêm, nhịp thở (thở nhanh, khó thở), tím tái, rối loạn tiêu hóa… Khi phát hiện sức khỏe trẻ có gì bất thường, phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Trên đây là những triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt cần đưa đi cấp cứu ngay. Cha mẹ hãy lưu ý để quá trình tiêm chủng của trẻ đảm bảo an toàn và hiệu quả.