Sự an toàn của sức khỏe bắt nguồn từ việc tiêm vắc xin đúng đắn và đầy đủ, trong đó có vắc xin ngừa viêm gan B. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các mũi tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ em và người lớn. Hãy đọc bài viết để để nắm được thông tin hữu ích và thiết lập lịch trình tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh viêm gan B
Viêm gan B, hay còn gọi là viêm gan siêu vi B (HBV), là một căn bệnh nhiễm khuẩn gan do vi rút viêm gan B gây ra. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và nghiêm trọng trên toàn thế giới liên quan đến gan.
Bệnh thường lây nhiễm khi có tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh, thông qua quan hệ tình dục, dùng chung kim tiêm hoặc các vật dụng cá nhân như dao cạo râu. Viêm gan B cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh, gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Ở người nhiễm viêm gan B, ban đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng về sau, nó có thể dẫn đến những tác động xấu cho gan, đau bên hông phải, vàng da và mắt, nổi mạch máu, các vấn đề về tiêu hóa. Nếu không điều trị kịp thời và đúng đắn, viêm gan B có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan, và thậm chí là tử vong.
Tiêm vắc xin viêm gan B được coi là cách tốt nhất để phòng bệnh này. Vắc xin phòng viêm gan B đã được chứng minh là hiệu quả tới 95% trong việc bảo vệ người tiêm khỏi vi rút viêm gan B và các biến chứng tiềm năng của nó.
Vắc xin viêm gan B là loại vắc xin bất hoạt, không chứa vi khuẩn sống, nên nó không thể gây nhiễm viêm gan B cho người tiêm. Quá trình tiêm vắc xin viêm gan B đơn giản và dễ thực hiện, với một lịch tiêm phòng cụ thể. Để được bảo vệ khỏi vi rút viêm gan B, bạn nên thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi quyết định tiêm vắc xin viêm gan B, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ mang thai hoặc có các yếu tố nguy cơ khác.
2. Cách vắc xin viêm gan B hoạt động để ngừa bệnh
Vắc xin viêm gan B chứa kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B, đây không phải là vi rút thực sự, không có khả năng gây bệnh, nhưng có khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để tạo ra kháng thể chống lại vi rút viêm gan B.
Khi bạn tiêm vắc xin viêm gan B, cơ thể của bắt đầu sản xuất các kháng thể chống lại vi rút viêm gan B. Các kháng thể này sẽ lưu trữ trong cơ thể và giữ cho bạn miễn dịch với vi rút. Nếu bạn tiếp xúc với vi rút viêm gan B trong tương lai, các kháng thể này sẽ cảm nhận và tiêu diệt vi rút nhanh chóng.
Nhờ sự tồn tại của kháng thể, cơ thể của bạn sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B và các biến chứng tiềm năng của nó.
3. Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ em và người lớn
3.1. Lịch tiêm cho trẻ em
Trẻ sơ sinh và trẻ em cần được tiêm một loạt mũi vắc xin phòng viêm gan B để đảm bảo trẻ có đủ kháng thể ngăn ngừa bệnh. Dưới đây là lịch các mũi tiêm ngừa viêm gan B phổ biến cho trẻ em:
– Mũi 1: Mũi đầu tiên được tiêm ngay sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi trẻ ra đời. Nếu trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B thì cần được tiêm thêm 1 mũi huyết thanh kháng viêm gan B hay còn được gọi là Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG) trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Hai mũi này nên được tiêm ở hai vị trí khác nhau.
Từ mũi thứ 2 trở đi, trẻ sẽ được tiêm vắc xin viêm gan B trong phác đồ của mũi 6 trong 1 (hoặc 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng). Như vậy lịch tiêm phòng viên gan B cho trẻ em sẽ trùng với lịch tiêm mũi 6 trong 1 (hoặc 5 trong 1).
– Mũi 2: Mũi thứ hai được tiêm một tháng sau mũi đầu tiên.
– Mũi 3: Mũi thứ ba nên được tiêm một tháng sau mũi thứ hai.
– Mũi 4: Tiêm mũi thứ tư sau một năm từ mũi đầu tiên. Điều này giúp củng cố hệ miễn dịch của trẻ và đảm bảo trẻ có đủ kháng thể để ngăn ngừa viêm gan B.
Khi trẻ đạt độ tuổi 15-18 tháng, trẻ nên được kiểm tra kháng thể để đảm bảo rằng trẻ có đủ kháng thể để chống lại viêm gan B và không nhiễm vi rút từ mẹ. Kiểm tra này bao gồm kiểm tra HBsAg và antiHBs.
3.2. Lịch tiêm cho người lớn
Đối với người lớn, trước khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B, cần thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng nhiễm vi rút và kháng thể trong cơ thể. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm, quyết định tiêm phòng sẽ được đưa ra:
– Khi kết quả HBsAg (-) và Anti HBs (+): Điều này có nghĩa là bạn đã từng tiêm vắc xin viêm gan B trước đây hoặc bạn đã nhiễm vi rút viêm gan B, nhưng cơ thể đã kháng thể và khỏi bệnh. Trong trường hợp này, không cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B, đặc biệt nếu bạn đã tiêm vắc xin trước đó.
– Khi kết quả HBsAg (-) Anti HBs (-): Cơ thể chưa từng nhiễm vi rút viêm gan B và không có kháng thể viêm gan B. Trong trường hợp này, tiêm phòng là cần thiết.
– Khi kết quả HBsAg (+) Anti HBs (-): Cơ thể đang nhiễm vi rút viêm gan B và không có kháng thể. Trong tình huống này, tiêm vắc xin phòng viêm gan B không hiệu quả và không được khuyến nghị. Bạn cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung để bác sĩ quyết định liệu trình điều trị hoặc theo dõi tình trạng của bạn.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể chưa từng nhiễm vi rút viêm gan B (HBsAg âm tính) và không có kháng thể viêm gan B (AntiHBs âm tính), bạn sẽ được khuyến cáo tiêm vắc xin theo phác đồ sau:
– Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.
– Mũi 2: Một tháng sau mũi 1.
– Mũi 3: Sáu tháng sau mũi 1.
Vắc xin phòng viêm gan B cho người lớn có thể là loại vắc xin đơn giá hoặc kết hợp, bao gồm vắc xin phòng viêm gan A và B.
Để được tư vấn chi tiết về tầm quan trọng và lịch tiêm vắc xin đối với trẻ em và người lớn, bạn đọc có thể liên hệ tới TCI để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết bởi đội ngũ bác sĩ và nhân viên chuyên nghiệp.