Thoát vị đĩa đệm là một loại bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay. Việc phân chia và hiểu rõ về các loại thoát vị đĩa đệm giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và cho hiệu quả cao.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị ép lệch, lồi ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép lên tủy sống hay rễ dây thần kinh, từ đó gây đau nhức và rối loạn cảm giác ngay tại chỗ.
Theo nghiên cứu, đĩa đệm là cấu trúc sụn nằm giữa những đốt sống. Đĩa đệm có 2 phần là mâm sụn (bao xơ) nằm ở bên ngoài được cấu tạo từ các vòng sợi dai và nhân nhầy dạng keo ở bên trong. Đĩa đệm có cấu tạo chắc chắn và đóng vai trò như một gối đỡ đàn hồi, giúp cột sống dẻo dai. Tuy nhiên, khi đĩa đệm cột sống bị lệch, trượt hoặc hư hại hoàn toàn, vòng xơ bên ngoài sẽ bị rách/bào mòn khiến nhân nhầy thoát ra ngoài.
2. Phân loại thoát vị đĩa đệm
Các loại thoát vị đĩa đệm được phân chia dựa trên nhiều yếu tố, cụ thể như sau:
2.1. Các loại thoát vị đĩa đệm dựa trên vị trí đĩa đệm bị lệch
Dựa trên vị trí lệch của đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm sẽ được phân loại thành các thể dưới đây:
– Thoát vị cột sống cổ và ngực
– Thoát vị cột sống cổ
– Thoát vị cột sống ngực
– Thoát vị lưng – ngực
– Thoát vị cột sống thắt lưng
2.2. Các loại thoát vị đĩa đệm dựa trên mức độ chèn ép tủy sống và thần kinh
– Thoát vị đĩa đệm trung tâm
Tủy sống bị chèn ép trực tiếp do phần nhân nhầy thoát ra ngoài. Thể thoát vị này dù không gây tê tay chân song lại là loại nguy hiểm nhất. Bởi phần nhân nhầy chèn ép càng nhiều, khả năng mất hoàn toàn chức năng tiêu tiểu và chức năng vận động của người bệnh càng lớn.
– Thoát vị cạnh trung tâm
Cả tủy sống và rễ thần kinh đều bị phần nhân nhầy chèn ép.
– Rễ thần kinh bên trái hoặc bên phải bị thoát vị đĩa đệm chèn ép.
2.3. Các thể thoát vị đĩa đệm được phân chia dựa theo vị trí
– Thoát vị đĩa đệm ra phía sau
Thoát vị đĩa đệm ra sau khá phổ biến với những triệu chứng thường gặp như nhức nhối, đau mỏi, đau lan và tê bì.
– Thoát vị ra phía trước
Hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm nội xốp, do phần thoát vị chèn ép vào thân sống.
2.4. Các thể thoát vị đĩa đệm theo mức độ liên quan với dây chằng dọc sau
– Dưới dây chằng dọc sau
Cấu trúc của dây chằng còn nguyên vẹn, chưa bị rách.
– Qua dây chằng dọc sau
Cấu trúc của dây chằng không còn nguyên vẹn, khi đó khối thoát vị đi qua chỗ rách và chèn ép lên rễ thần kinh.
– Thoát vị di trú
Khối thoát vị di chuyển ra khỏi vị trí tương ứng với phần đĩa đệm (có thể xuống dưới hoặc lên trên).
3. Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm và triệu chứng tương ứng
Bệnh lý thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn chính. Trong đó, giai đoạn 1 và 2 được xem là “giai đoạn vàng” trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên 2 giai đoạn này thường bị bỏ qua bởi các triệu chứng còn chưa rõ ràng. Do đó, việc nhận biết các giai đoạn bệnh là vô cùng quan trọng.
– Giai đoạn 1: Phần đĩa đệm bị phình
Ở giai đoạn 1, vòng xơ vẫn ở trạng thái bình thường, song nhân nhầy đã có xu hướng bị biến dạng. Triệu chứng của người bệnh giai đoạn này là đau từng cơn, đau nhức ngắt quãng và khó chẩn đoán, dễ nhầm với các bệnh lý đau cột sống khác.
– Giai đoạn 2: Đĩa đệm bị lồi
Lúc này vòng xơ có thể bị rách một phần và đã yếu dần. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn 2 phần nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ nhưng hình thành khối phồng khu trú. Phần lớn người mắc bệnh có biểu hiện đau lưng, đau nhức dữ dội (trường hợp gây chèn ép dây thần kinh).
– Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm một cách thực thụ
Thời điểm này bao xơ đã rách hoàn toàn, nhân nhầy tràn ra ngoài song vẫn chung một khối. Phần nhân nhầy lồi ra và chèn ép lên dây thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức dữ dội. Đi kèm với đó là tình trạng chuột rút, tê bì và hạn chế khả năng vận động.
– Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm đã có mảng rời
Tình trạng kéo dài khiến nhân nhầy thoát ra ngoài và hoàn toàn tách khỏi đĩa đệm. Ở giai đoạn 4, bệnh gây ra nhiều đau đớn, có thể gây teo cơ và thậm chí khiến người bệnh mất kiểm soát chức năng tiểu tiện.
4. Những nguyên nhân nào gây ra thoát vị đĩa đệm?
Một số nguyên nhân điển hình gây bệnh thoát vị đĩa đệm là:
– Chấn thương phần cột sống do bị tai nạn giao thông.
– Tai nạn lao động, làm việc quá sức, nâng vác vật nặng sai tư thế, chấn thương sau tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động… đều có thể gây thoát vị đĩa đệm.
– Vòng xơ và nhân nhầy bị bào mòn, các đốt sống bị biến đổi cấu trúc, xuất hiện các hốc xương, thậm chí mọc gai xương (thoái hóa cột sống). Do sức ép của cơ thể, vòng xơ bị rách khiến phần nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây bệnh như di truyền, mắc bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống…
5. Các phương pháp điều trị bệnh
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng cũng như tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định cách điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay là:
– Điều trị bằng thuốc
Có thể kiểm soát cơn đau của bệnh lý này bằng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thời chứ không trị liệu hiệu quả.
– Vật lý trị liệu
Hiện nay, nhiều bệnh nhân thường áp dụng bấm huyệt, xoa bóp hay sử dụng máy trị liệu… trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng trong thời gian ngắn và dễ khiến bệnh tái phát trở lại.
– Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh vị thoát vị đĩa đệm nặng, gây ra biến chứng như liệt chi, bí đại tiểu tiện. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của phẫu thuật cũng chỉ đạt 50/50 và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bệnh nhân có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng sau khi thực hiện phẫu thuật.
Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật khá cao nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong 1 – 2 năm và có thể tái phát trở lại. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như tê bì tay chân, teo cơ và thậm chí gây tàn phế. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc và chỉ tiến hành phẫu thuật khi có chỉ định của bác sĩ.