Động kinh là một hội chứng bệnh lý ở não và xảy ra thành cơn. Đây được xem là bệnh thần kinh mạn tính tác động nhiều đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh và cộng đồng. Nhiều người bị nhầm lẫn cho rằng đây là bệnh tâm thần và có thể di truyền. Vậy cách điều trị bệnh động kinh là gì, làm thế nào để nhận biết bệnh? Hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin về bệnh động kinh
Động kinh hay còn được gọi là phong xù, kinh phong, kinh giật. Đây là một bệnh lý của não bộ, xuất phát do sự phóng điện đột ngột kích phát và tăng đồng bộ các tế bào thần kinh của vỏ não. Đặc điểm là các cơn rối loạn kịch phát chức năng về vận động, tâm thần, cảm giác và ý thức.
Theo số liệu thống kê thì số người mắc bệnh động kinh chiếm 0,5-0,7% dân số. Số bệnh nhân mới trung bình hàng năm khoảng 20-70 người trên 100000 dân. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa các nước sẽ có sự khác biệt.
Điều đáng quan ngại là tỷ lệ mắc động kinh ở trẻ em khá cao, có đến 50% bệnh nhân động kinh dưới 10 tuổi, 75% bệnh nhân dưới 20 tuổi. Độ tuổi càng lớn, khả năng mắc bệnh càng thấp. Nhưng với độ tuổi từ ngoài 60 thì nguy cơ mắc lại tăng lên.
Động kinh có thể khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. Nếu không được can thiệp và điều trị đúng cách có thể gây ra các trở ngại trong cuộc sống và học tập của trẻ. Sau đó có thể trở thành gánh nặng của xã hội. Trong trường hợp được phát hiện và điều trị thì có thể khỏi và ổn định lâu dài. Đa phần bệnh nhân mắc bệnh lý này không cần sử dụng thuốc, chủ yếu sẽ điều trị nội khoa và nghe theo tư vấn của bác sĩ.
2. Nguyên nhân dẫn tới động kinh bạn cần biết
Nguyên nhân dẫn đến động kinh thường khó xác định và không thể nêu ra được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên có một số tác nhân được đánh giá có khả năng gây ra bệnh bạn cần chú ý như:
– Di truyền: có một số loại động kinh là do di truyền. Một số gen có thể là nguyên nhân khiến cho cơ thể bị nhạy cảm với các điều kiện môi trường và gây ra động kinh.
– Chấn thương sọ não: các tai nạn giao thông, lao động tác động đến não cũng có thể gây ra bệnh.
– Các bệnh về não như: u não, đột quỵ,…
– Rối loạn phát triển: chứng tự kỉ (đặc biệt ở trẻ em).
– Chấn thương trước sinh: trước khi sinh, các bé thường rất nhạy cảm với các tổn thương ở não, như: nhiễm trùng ở mẹ, thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy,… Các tổn thương này có thể gây ra động kinh hoặc bại não ở trẻ.
3. Dấu hiệu nhận biết khi gặp các cơn động kinh
Có nhiều biểu hiện khác nhau ở bệnh động kinh. Trong một vài trường hợp sẽ có dấu hiệu xảy rả trước khi xuất hiện các cơn động kinh. Những triệu chứng thường xảy ra nhanh, những biểu hiện đa dạng thường gặp là:
3.1. Trường hợp động kinh toàn thể
Các cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột, thường sau khi người bệnh la lên rồi lăn ra ngã ngay và mất đi ý thức. Các cơn động kinh sẽ trải qua 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Hiện tượng co cứng kéo dài khoảng chừng một phút. Khi này bệnh nhân sẽ bị co cứng tứ chi, tay bị co, chân duỗi,… dẫn đến tím tái, có thể cắn vào lưỡi.
– Giai đoạn 2: Là giai đoạn co giật kéo dài khoảng vài phút. Khi đó người bệnh giật lên thành từng nhịp, hai mắt trợn trừng và nhấp nháy, miệng bắt đầu sủi bọt lẫn cả máu.
– Giai đoạn 3: Rơi vào hôn mê, lú lẫn. Sau co giật người bệnh sẽ hôn mê sâu, thở rống và đi tiểu tiện không tự chủ.
Ngoài ra cũng có người chỉ bị té ngã và mất ý thức.
3.2. Động kinh thiếu ý thức
Với trạng thái này, thường có đặc trưng là đột ngột mất đi nhận thức và ngừng mọi hoạt động trong khoảng vài chục giây. Khi đó, người bệnh rơi vào trạng thái đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, không cầm nắm chắc được đồ vật và không thể viết chữ. Đây được xem là tình trạng cực kì nguy hiểm nhất là với những trường hợp đang điều khiển giao thông, leo trèo hay lao động.
3.3. Dạng động kinh cục bộ và động kinh thái dương
– Với động kinh cục bộ: ngoài gặp phải một số biểu hiện trên, người bệnh có thể bị các cơn co giật cục bộ ở mặt, tay hoặc chân.
– Động kinh thái dương: hay còn được gọi là động kinh tâm thần. Đây là trường hợp khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ kinh nghiệm mới có thể chuẩn đoán do các biểu hiện của nó đa phần giống với rối loạn tâm thần.
Khi xuất hiện các biểu hiện về động kinh, nếu người bệnh không được xử trí đúng cách sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Một trong số đó là: biến đổi tính cách, cảm xúc, hay người bệnh có thể trở nên ích kỷ, dễ nổi nóng, độc ác, có những suy nghĩ nguy hiểm,…
4. Điều trị bệnh động kinh
Hiện nay, điều trị bệnh động kinh có thể khỏi bằng cách dùng thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh đòi hỏi cần nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất bệnh nhân nên tuân thủ theo các tư vấn của bác sĩ.
4.1. Điều trị bệnh động kinh bằng thuốc Tây
Đa phần các bác sĩ thường bắt đầu điều trị bằng cách cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc giúp bệnh nhân hạn chế tối đa các cơn co giật. Các biểu hiện của bệnh sau khi dùng thuốc có thể hoàn toàn biến mất. Sau thời gian sử dụng thuốc, nếu bệnh nhân không thấy xuất hiện hay các cơn co giật không còn phát tác nữa là xem như đã khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không hợp lý có thể kéo theo một số các tác dụng phụ không mong muốn như: hay hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, tăng cân nhiều, trầm cảm, viêm nhiễm một số cơ quan,…
4.2. Điều trị bệnh động kinh bằng phẫu thuật
Trong trường hợp nặng nhất khi sử dụng thuốc vẫn không kiểm soát được các cơn động kinh, bác sĩ có thể hướng bệnh nhân đến phẫu thuật. Việc phẫu thuật đòi hỏi rất cao cả về chuyên môn của bác sĩ lẫn tình trạng bệnh của bệnh nhân. Phẫu thuật thực hiện ở vùng não là tác nhân gây lên bệnh (chiếm phần nhỏ).
Tuy nhiên sau khi phẫu thuật nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn cần sử dụng thêm thuốc để duy trì và ngăn ngừa bệnh tái phát.