Viêm mũi dị ứng là bệnh lý tương đối phổ biến, đặc biệt là đặt vào thời điểm giao mùa khi thời tiết chuyển lạnh như hiện tại, bệnh có xu hướng gia tăng mạnh mẽ hơn. Không phải là một loại bệnh quá nguy hiểm gây đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên nếu để kéo dài không điều trị, viêm mũi có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh cũng như cách điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào, lời giải đáp sẽ được hé lộ ở bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng hay còn gọi dị ứng phấn hoa xảy ra khi màng lót ở bên trong mũi bị viêm do người bệnh hít phải các chất gây dị ứng như: Bụi, khói hay lông tơ. Bệnh thường hay bị nhầm lẫn với cảm lạnh bởi đều có các triệu chứng giống nhau như: Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi…
Viêm mũi dị ứng thường được chia làm hai loại, đó là dị ứng có chu kỳ và dị ứng không có chu kỳ.
1.1. Viêm mũi dị ứng có chu kỳ
Với viêm mũi dị ứng có chu kỳ thường xảy ra vào khoảng thời gian đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng, ở người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:
– Ngứa mũi, thấy cay trong mũi, hắt hơi liên tục
– Cay mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt
– Chảy nước mũi liên tục
– Ngứa ở vùng vòm họng
– Hắt hơi liên tục đặc biệt là vào thời điểm sáng sớm vừa ngủ dậy, đến tối thì lại dịu đi
1.2. Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ
Nhìn chung, biểu hiện của viêm mũi dị ứng khá tương đồng so với loại có chu kỳ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại điểm khác biệt ở chỗ, bệnh không xuất hiện theo mùa và cũng không phụ thuộc vào thời tiết.
Các cơn viêm mũi không thường xảy ra đột ngột, đôi khi chỉ có dấu hiệu ban đầu là hắt hơi vài cái, tuy nhiên tình trạng nghẹt mũi sẽ tăng dần và kéo dài hơn trong khoảng thời gian giữa hai cơn liên tiếp. Ngoài ra, khi viêm mũi không có chu kỳ kéo dài sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi dẫn đến ù tai, nhức đầu hoặc đau nặng đầu. Ở một số trường hợp viêm mũi dị ứng không chu kỳ còn đi kèm biểu hiện loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
Có thể nói, viêm mũi dị ứng chủ yếu do cơ địa phản ứng với dị nguyên gây ra. Cụ thể, trong quá trình người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên sẽ tạo ra một chất kháng sinh tự nhiên trong cơ thể gọi là Histamine. Bên cạnh nguyên nhân chính, một số yếu tố thúc đẩy viêm mũi dị ứng bao gồm:
– Ô nhiễm không khí
Việc người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc không khí có chứa khói bụi, các chất độc hại sẽ làm gia tăng nguy cơ kích ứng. Cùng với đó, một số yếu tố khác như: Lông động vật, phấn hoa, nước hoa, khói thuốc… khi có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp cũng sẽ gây ra viêm mũi dị ứng
– Thời tiết thay đổi
Khi thời tiết thay đổi, nếu như thân nhiệt không được điều chỉnh kịp thời cũng có khả năng gây ra viêm mũi dị ứng.
– Dị ứng với một số thực phẩm
Với một số trường hợp người bệnh có dị ứng với sữa, trứng hoặc các loại hải sản, đậu, bên cạnh viêm mũi sẽ xuất hiện các biểu hiện như sưng ngoài da, nổi mẩn đỏ hoặc mề đay ngứa ngáy
– Dị ứng với hóa dược phẩm
Hóa dược phẩm chủ yếu là các thành phần của thuốc kháng sinh hay các chất bôi trơn ở bao cao su, loại xà phòng có chất tạo mùi…
3. Các cách điều trị viêm mũi dị ứng
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên, cách phổ biến nhất hiện nay là điều trị bằng thuốc.
Căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp nhằm giảm các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm: Kháng sinh hoặc kháng histamin dạng uống, dạng xịt, thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý rằng, việc điều trị bằng thuốc chủ yếu chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng trong khoảng thời gian trong khi sử dụng thuốc hoặc sau khi sử dụng thuốc một thời gian. Bên cạnh đó, nếu muốn việc điều trị diễn ra hiệu quả thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng những loại thuốc không được kê đơn khiến bệnh ngày càng diễn biến nặng hơn.
Trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng do Polyp hoặc thoái hóa cuốn mũi thì việc chỉ sử dụng thuốc là không hiệu quả, lúc này, cần can thiệp bởi các biện pháp phẫu thuật.
4. Một số biện pháp để cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng
Ngoài việc sử dụng thuốc đã được chỉ định, để việc điều trị đạt kết quả tốt, bệnh nhân nên chú ý thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như:
– Không nuôi chó, mèo trong nhà vì lông thú vật là tác nhân hàng đầu gây dị ứng
– Thay, giặt chăn, ga, gối, nệm, quần áo theo định kỳ để hạn chế các loại ký sinh trùng tồn tại
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh để tình trạng ẩm ướt khiến cho nấm mốc có cơ hội phát triển
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày, chú ý đánh răng trong các khoảng thời gian sau khi ăn, trước và sau khi ngủ
– Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với khói bụi bằng cách đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và khi đi ra đường
– Ngừng sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng
– Chú ý giữ ấm cho cơ thể, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường
Nhìn chung, cho dù áp dụng cách điều trị viêm mũi dị ứng nào thì bệnh nhân cùng cần tuân thủ theo phác đồ điều trị cũng như sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Như vậy, việc điều trị mới có thể đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thời điểm điều trị tốt nhất là khi đã mới phát hiện các triệu chứng của bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần thăm khám để được tư vấn và lên phương hướng điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng.