Bọc răng sứ dính liền là một trong những phương pháp phục hình răng nhận được nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây. Bên cạnh những sự lựa chọn tin tưởng vẫn tồn tại những thắc mắc, nghi vấn của nhiều người về phương pháp này. Vậy có nên sử dụng răng bọc sứ dính liền hay không, hãy cùng đi tìm lời giải đáp ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là bọc răng sứ dính liền?
Bọc răng sứ dính liền còn có một tên gọi khác là cầu răng sứ. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến giúp phục hình răng. Phương pháp này thường được áp dụng theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp quá nhiều răng liền nhau bị mất.
Phương pháp sử dụng cầu răng sứ được thực hiện dựa trên nguyên lý cơ bản. Cụ thể, 2 chiếc răng bên cạnh phần răng đã mất sẽ được sử dụng làm điểm tựa giúp phục hình răng. Màu sắc cầu răng được sử dụng sẽ được làm tương thích với màu răng thật vốn có. Điều này giúp bảo đảm tính thẩm mỹ, tránh tình trạng răng loang lổ, không đều màu.
2. Phương pháp bọc sứ dính liền và những trường hợp nên sử dụng
Tùy từng trường hợp, ta sẽ cân nhắc xem nên sử dụng phương pháp phục hình nào là phù hợp. Cụ thể, đối với bọc sứ dính liền sẽ thường được áp dụng với những đối tượng sau:
– Bệnh nhân mất răng và không thể thực hiện cấy ghép.
– Bệnh nhân bị mất từ 1 đến 3 răng nằm liền kề hay xen kẽ nhau
– Bệnh nhân đã bị mất răng, các răng liền kề còn chắc khỏe, không mắc các vấn đề bệnh lý về răng miệng.
Ngoài ra, cầu răng sứ còn thường được chỉ định với những người có tiền sử về viêm nha chu hay răng bị thưa bẩm sinh, nhất là thưa răng cửa. Nguyên nhân là bởi nếu tiến hành bọc sứ rời từng chiếc cho răng thưa, tình trạng thưa kẽ răng trở lại là rất cao. Trên thực tế, đã có tới 70% những bệnh nhân phục hình bằng chụp rời răng sứ cho răng thưa đã bị thưa kẽ răng trở lại.
3. Ưu điểm và hạn chế
Tất cả các phương pháp phục hình răng đều có những điểm nổi bật và hạn chế nhất định. Sau đây chúng ta hãy cùng điểm qua một vài những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp cầu răng sứ:
3.1 Ưu điểm của răng bọc sứ dính liền
3.1.1 Phục hồi khả năng ăn uống
Khi răng thật mất đi, khả năng nhai, nghiền nhỏ thức ăn của hàm răng sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Và phương pháp sử dụng cầu răng sứ được áp dụng giúp người bệnh khắc phục được tình trạng này. Cụ thể, răng sứ sẽ được sử dụng thay thế hoàn toàn những chiếc răng thật đã mất. Không chỉ đóng vai trò lấp vị trí còn trống, răng sứ còn có thể thực hiện đầy đủ những chức năng như của răng thật. Điều này giúp khả năng nhai và chịu áp lực của hàm tăng lên, đảm bảo quá trình nhai, ăn uống được thực hiện tốt.
3.1.2 Đảm bảo về tính thẩm mỹ
Đây là phương pháp hữu hiệu giúp đảm bảo về tính thẩm mỹ của hàm răng. Phương pháp được sử dụng giúp lấp đi vị trí trống của răng bị mất, đem lại một hàm răng đầy đủ, hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, màu sắc răng sứ sử dụng cũng được lựa chọn kĩ càng. Với tông màu tương thích với răng thật, người bệnh sẽ tránh được tình trạng răng không đều màu, màu loang lổ sau khi bọc sứ.
Bên cạnh đó, nếu mất răng khiến hàm bị xô lệch sẽ kéo theo xương hàm cũng chịu ảnh hưởng. Điều này sẽ gây một vài biến dạng như cơ mặt chảy, da nhăn nheo,… Việc bọc răng sứ giúp hạn chế, ngăn ngừa tình trạng này.
3.1.3 Hạn chế nguy cơ răng bị xô lệch
Trong trường hợp bị mất răng, những răng còn lại sẽ không có điểm tựa. Do vậy, các răng xung quanh thường sẽ có xu hướng mọc dựa vào vị trí những răng đã mất. Điều này dẫn đến tình trạng răng bị mọc lộn xộn, bị xô lệch. Khi này, việc sử dụng bọc sứ dính liền giúp khắc phục hoàn toàn, đưa các răng mọc theo đúng quỹ đạo ban đầu.
3.2 Hạn chế của răng bọc sứ dính liền
Bên cạnh những lợi ích nổi bật, phương pháp cầu răng sứ vẫn tồn tại những hạn chế.
3.2.1 Không áp dụng được cho tất cả các trường hợp
Phương pháp này chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định như răng bên cạnh vị trí mất răng phải chắc khỏe, không mắc các vấn đề về bệnh lý răng miệng,… Tùy theo tình trạng và kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp riêng với mỗi người.
3.2.2 Gây ảnh hưởng tới răng thật
Khi thực hiện biện pháp phục hình này, việc răng thật bị ảnh hưởng là không thể tránh khỏi. Những chiếc răng thật xung quanh sẽ yếu đi do trong lâu ngày phải chịu sức nặng của cầu răng sứ. Ngoài ra, mài cùi răng trong quá trình thực hiện ít nhiều cũng gây ra những tác động không tốt tới răng thật.
3.2.3 Không ngăn chặn được nguy cơ tiêu xương hàm
Về bản chất, việc sử dụng cầu răng sứ chỉ giúp lấp vị trí trống răng thật. Nó không thể khắc phục hoàn toàn tình trạng mất chân răng. Do đó, vấn đề về nguy cơ tiêu xương hàm là không thể tránh khỏi.
Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu những thông tin chung về phương pháp bọc răng sứ dính liền. Có thể thấy phương pháp phục hình này bên cạnh ưu điểm còn tồn tại một vài hạn chế. Và đây không phải cách xử lý có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra lời khuyên có nên sử dụng phương pháp này không. Chúng ta hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên áp dụng không nhé.
Trong trường hợp sử dụng phương pháp cầu răng sứ để phục hình, người bệnh cần lưu ý về phương pháp chăm sóc sau khi thực hiện sao cho phù hợp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mức độ duy trì kết quả sau khi thực hiện. Đồng thời, chúng ta cũng cần tiếp tục duy trì đều đặn thói quen khám định kỳ 2 lần một lần để răng luôn được bảo vệ trọng tình trạng ổn định.