Bọc sứ là giải pháp hàng đầu giúp khắc phục khiếm khuyết hàm răng, cải thiện thẩm mỹ và độ chắc khỏe của răng. Bọc răng sứ bị hôi miệng là một trong những vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử trí tình trạng này ngay sau đây!
Menu xem nhanh:
1. Bọc răng sứ là gì?
Bọc sứ là kỹ thuật phục hình răng thông qua việc gắn mão sứ lên trên bề mặt răng thật. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật và gắn cố định mão sứ lên trên cùi răng thật bằng một loại keo dán nha khoa đặc biệt. Thông qua đó, mão sứ được cố định chắc chắn trên răng thật, phục hình cả về thẩm mỹ và chức năng của răng.
Đây là phương pháp được đánh giá cao trong việc cải thiện hình thể cũng như chức năng ăn nhai của răng. Bọc răng sứ được khuyến khích thực hiện đối với những người đang gặp phải tình trạng:
– Răng sứt mẻ
– Răng gãy vỡ lớn
– Răng thưa
– Răng hở kẽ
– Răng ngả màu nặng
– Răng khấp khểnh lớn
– Kích thước răng không đều
– Răng suy yếu chân răng
– Kết hợp trồng Implant…
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bọc răng sứ không chỉ cải thiện thẩm mỹ mà còn có thể bảo vệ răng thật, ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra. Thông qua bọc sứ, mọi người có thể tự tin giao tiếp, sinh hoạt với hàm răng hoàn hảo điểm 10.
2. Bọc răng sứ bị hôi miệng vì sao?
Về bản chất, bọc răng sứ hoàn toàn không gây ra tình trạng hôi miệng nếu được thực hiện đúng cách và mọi người chăm sóc răng miệng khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. Bọc răng sứ chỉ gây ra tình trạng hôi miệng do các nguyên nhân sau:
2.1. Chất lượng mão sứ kém
Mão sứ được chế tác từ rất nhiều chất liệu có độ bền, độ cứng chắc và thẩm mỹ khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người. Tuy nhiên, việc ham rẻ lựa chọn chất lượng mão sứ kém có thể khiến răng sứ bị biến chất, oxy hóa trong quá trình sử dụng. Không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu mà tình trạng này còn có thể dẫn tới kích ứng nướu, tổn thương cùi răng thật.
2.2. Bọc sứ sai cách
Bọc răng sứ là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao tại cơ sở nha khoa uy tín. Bác sĩ tay nghề kém, máy móc lạc hậu khiến mão sứ không được gắn khít với cùi răng, tạo ra kẽ hở khiến thức ăn, mảng bám dễ bị dính vào. Chúng tạo nên môi trường lý tưởng, thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại tấn công và gây ra mùi hôi trong khoang miệng.
2.3. Nứt răng sứ
Mão sứ kém chất lượng bị nứt sau một thời gian sử dụng hoặc chấn thương dẫn tới nứt mão sứ cũng có thể khiến cho việc làm sạch răng miệng bị hạn chế, dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và tạo ra mùi hôi khó chịu.
2.4. Bệnh lý nha khoa
Người mắc bệnh lý nha khoa không điều trị dứt điểm bệnh sẽ khiến sức khỏe của răng giảm đi, đồng thời còn gây ra mùi hôi cho khoang miệng. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người cần phải điều trị bệnh lý nha khoa dứt điểm trước khi tiến hành phục hình bằng việc bọc sứ, dán sứ.
2.5. Không vệ sinh răng miệng
Sau khi ăn, trên răng hình thành một lớp màng mỏng gọi là mảng bám, chúng sẽ trở thành cao răng bám chắc trên thân răng nếu không được vệ sinh răng miệng kịp thời. Vi khuẩn có hại tạo ra các hợp chất lưu huỳnh với đặc trưng là mùi hôi, thố. Do vậy, những người không vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ thường có mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Nghiêm trọng hơn, nếu cao răng hình thành quá dày và không được loại bỏ kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ mắc viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng…
2.5. Bệnh lý toàn thân
Một số bệnh lý toàn thân như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, trào ngược họng – thanh quản, trào ngược dạ dày – thực quản, tiểu đường, cao huyết áp… cũng có thể là yếu tố khiến sức khỏe răng miệng giảm đi, dễ dàng bị hôi miệng và mắc các bệnh lý nha khoa nguy hiểm sau khi bọc răng sứ.
3. Khắc phục hôi miệng sau khi bọc sứ
3.1. Thăm khám nha khoa
Khi phát hiện hôi miệng không thể cải thiện được bằng việc chải răng, người bệnh cần tới ngay nha khoa để bác sĩ kiểm tra, đánh giá nguyên nhân gây bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và đưa ra các giải pháp xử trí phù hợp.
– Bọc lại răng sứ, đảm bảo mão sứ khít, ôm sát cung răng, không tạo ra khoảng trống để tránh thức ăn bị đọng lại.
– Sử dụng thuốc hoặc các biện pháp nội khoa để điều trị tình trạng viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng…
– Lấy cao răng, làm sạch bề mặt và kẽ răng bằng các dụng cụ nha khoa chuyên sâu…
– Chỉ định điều trị bệnh lý toàn thân để làm giảm ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe răng miệng.
3.2. Vệ sinh đúng cách
Để giảm thiểu nguy cơ mắc hôi miệng sau khi bọc răng sứ, mọi người cần vệ sinh đúng cách theo nguyên tắc:
– Đánh răng đều đặn mỗi ngày từ 2-3 lần bằng bàn chải lông mảnh, mềm, với kem đánh răng chứa Flour.
– Chải răng kỹ lưỡng và nhẹ nhàng ở tất cả các mặt theo chiều dọc hoặc xoay tròn trong khoảng thời gian không quá 3 phút.
– Súc miệng bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng sau khi chải răng.
– Ăn những thực phẩm không quá dai cứng, cay nóng để tránh làm tổn thương mão sứ.
– Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, tính axit cao…
– Tránh nghiến răng, va chạm gây chấn thương vùng răng hoặc sử dụng răng để cắn mở nắp chai, cắn móng tay…
Về cơ bản, bọc răng sứ đúng cách và vệ sinh răng miệng khoa học sẽ không gây hôi miệng. Bọc răng sứ bị hôi miệng do các nguyên nhân kể trên cần được xử trí kịp thời bởi bác sĩ có chuyên môn để bảo toàn thẩm mỹ cũng như độ bền của răng một cách tối ưu.