Bọc răng sứ bị hở và 5 nguyên nhân

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bọc răng sứ bị hở là tình trạng răng sứ không được bọc khít với nướu răng. Điều này dẫn đến việc hở chân răng và gây ra nhiều vấn đề cho người dùng. Nguyên nhân của tình huống này là gì và làm sao để có thể khắc phục nó. Câu trả lời sẽ được tìm ra ngay trong những chia sẻ sau đây.

1. Dấu hiệu răng sứ bị hở

Bọc răng sứ bị hở

Răng sứ bị hở có thể nhận biết bằng mắt thường

Chúng ta có thể nhận biết tình trạng răng sứ bị hở qua một số dấu hiệu sau:

1.1 Xuất hiện khe hở giữa răng sứ với nướu

Chỉ cần quan sát bằng mắt thường, ta hoàn toàn có thể phát hiện tình trạng răng sứ bị hở. Cách thực hiện rất đơn giản. Người dùng chỉ cần dùng lưỡi chạm vào chân răng hoặc nhìn qua gương. Nếu ta nhận thấy ở đường tiếp giáp giữa nướu và răng sứ có kẽ hở thì chứng tỏ chân răng đã bị hở. Kẽ hở này nếu không được xử lý kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra các vấn đề như đau nhức, viêm nhiễm, sưng tấy,…

1.2 Chân răng có vệt đen

Đối với những trường hợp sử dụng mão sứ kim loại, một dấu hiệu nhận biết bọc sứ bị hở chính là đường chân răng bị đen. Khi phần bọc sứ kim loại bị hở sẽ tạo ra khoảng trống với nướu răng. Điều này sẽ khiến quá trình oxy hóa bị đẩy mạnh và dẫn tới đen chân răng.

1.3 Tụt nướu, lộ cùi răng sứ bên trong

Khi bị hở bọc răng sứ, khe hở được tạo ra sẽ là thứ dẫn dắt vi khuẩn xâm nhập. Điều này sẽ gây ra kích ứng nướu và lâu dần sẽ dẫn đến tụt nướu. Cụ thể, chân răng sẽ bị lộ ra. Dấu hiệu này rõ rệt nhất ở vị trí răng nanh và răng cửa.

1.4 Đau nhức, khó chịu khi nhai

Một dấu hiệu không cần sử dụng tới mắt thường cũng có thể nhận biết chính là cảm giác khó chịu trong quá trình ăn uống. Khi răng sứ bị hở, phần cùi răng sẽ yếu và nhạy cảm. Từ đó, khi thực hiện việc ăn nhai, răng sẽ có cảm giác đau buốt, ê nhức.

1.5 Kẽ chân răng bị giắt thức ăn

Việc bọc sứ sai tỷ lệ sẽ dẫn đến việc kẽ răng bị chật hoặc rộng hơn so với khoảng tiêu chuẩn. Vì vậy, khi ăn uống, những cặn thức ăn sẽ giắt vào phần kẽ răng. Điều này gây nên cảm giác khó chịu, vướng víu. Đặc biệt, nếu những kẽ răng này không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ thành nơi trú ẩn của vô số những vi khuẩn.

2. Nguyên nhân bọc răng sứ bị hở

2.1 Bọc răng sứ bị hở do bác sĩ thực hiện sai

Việc bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật bọc sứ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hở chân răng. Quá trình thực hiện bọc sứ yêu cầu sự tỉ mỉ trong thao tác cũng như tỷ lệ chuẩn. Vì vậy, nếu bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, phán đoán sai tỉ lệ và mài đi quá nhiều răng thật sẽ gây tổn thương chân răng. Khi chân răng dần suy yếu, tình trạng tụt nướu sẽ diễn ra, răng bọc sứ sẽ bị hở.

2.2 Sai kích thước răng sứ

Việc sai kích thước răng sứ thường do kỹ thuật lấy dấu hàm chưa chuẩn. Ngoài ra, cũng có thể do dụng cụ được sử dụng để lấy dấu hàm còn sơ sài, không đủ chất lượng dẫn đến chế tác mão sứ sai kích thước. Và nếu mão sứ to hơn cùi răng thật, khe hở sẽ được tạo ra.

2.3 Bọc răng sứ hở do chất lượng răng kém

Bọc răng sứ bị hở

Chất lượng răng sứ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả thực hiện

Răng sứ kém chất lượng sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như gây kích ứng với nướu và cùi răng gây sưng tấy, viêm nhiễm. Tình trạng này để lâu sẽ ngày càng nghiêm trong, những phần sưng sẽ đẩy răng sứ lên cao dẫn đến xuất hiện những khe hở.

2.4 Sử dụng keo dán không chất lượng

Khi thực hiện các phương pháp phục hình nha khoa, vật liệu đóng vai trò quan trọng. Và đối với bọc răng sứ, không chỉ phần cấu tạo răng mà kéo dán sử dụng cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả quá trình. Keo dán sứ sẽ đóng vai trò cố định, tạo độ chắc chắn cho răng sứ. Trong trường hợp keo dán sử dụng kém chất lượng hoặc dùng không đủ sẽ khiến răng sứ bị hở sau một thời gian. Nghiêm trọng hơn, răng sứ có thể bị rơi hoàn toàn ra ngoài.

2.5 Vệ sinh răng miệng sai cách

Đôi khi tình trạng hở chân răng không chỉ do nguyên nhân từ phía quá trình thực hiện mà cả chế độ chăm sóc sau đó. Nếu việc vệ sinh răng miệng không được thực hiện đúng cách, việc hở bọc răng sứ là hoàn toàn có thể xảy ra. Cụ thể như khi ta chải răng quá mạnh hay không đúng kỹ thuật sẽ khiến răng sứ bị mài mòn dần. Lâu ngày, điều này sẽ dẫn tới hở nướu.

3. Cách khắc phục hở răng sứ

Bọc răng sứ bị hở

Cách khắc phục duy nhất là tháo răng sứ ra lắp lại

Để khắc phục tình trạng hở răng sứ, cách duy nhất là tháo răng sứ ra và lắp lại. Nhìn chung, ta có 2 trường hợp để khắc phục. 2 trường hợp này được phân tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ răng sứ bị hở ra sao.

– Răng sứ bị kênh, hở do sai kỹ thuật lắp: Với trường hợp này, ta cần tới nha khoa, các nha sĩ sẽ tháo ra và lắp lại răng sứ. Như vậy, không cần phải chế tạo răng sứ mới, tình trạng hở chân răng vẫn có thể được khắc phục.

– Răng sứ bị hở do phần mão sứ chế tạo sai kích thước: Trong tình huống này, ta buộc phải thực hiện lấy lại dấu răng và chế tạo răng sứ mới hoàn toàn.

Bên cạnh những nguyên nhân do quá trình thực hiện bọc sứ còn tồn tại những nguyên nhân do chủ quan của người dùng. Để phòng tránh những trường hợp đó, ta có thể:

– Chủ động lựa chọn nha khoa uy tín để tránh những sai sót đáng tiếc.

– Chủ động vệ sinh, chăm sóc răng miệng theo lời dặn của nha sĩ: Thao tác đánh răng phù hợp, lựa chọn bàn chải có đầu lông mềm, kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa,… Như vậy, khoang miệng chúng ta sẽ luôn được đảm bảo sạch sẽ.

Trên đây là một số những chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ hở. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích và giúp bạn giải đáp những thắc mắc của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital