Bị tật khúc xạ có thể chữa bằng những phương pháp nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Minh Hải

Bác sĩ Chuyên khoa Mắt

Bị tật khúc xạ là bệnh lý về mắt rất phổ biến hiện nay, có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Khi bị tật khúc xạ, mắt sẽ không thể nhìn rõ các hình ảnh từ thế giới bên ngoài, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi quan sát sự vật xung quanh. Vậy tật khúc xạ là gì, khi bị tật khúc xạ điều trị bằng phương pháp nào là tối ưu nhất?

Menu xem nhanh:

1. Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là hiện tượng mắt nhìn mờ không rõ ở khoảng cách xa hoặc gần hoặc cả hai, khi bị tật khúc xạ làm cho các tia sáng khi đi vào mắt không hội tụ đúng trên võng mạc. Điều này xảy ra khi có các bất thường ở một số bộ phận của mắt như: trục nhãn cầu, giác mạc, thủy tinh thể,… gây mờ tầm nhìn và đôi khi làm thị lực suy yếu.

Tật khúc xạ xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, bẩm sinh, tư thế ngồi không đúng hoặc mắt phải thường xuyên hoạt động trong môi trường ánh sáng kém.

Ba tật khúc xạ thường gặp nhất hiện nay là:

– Cận thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở khoảng cách xa.

Viễn thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở khoảng cách gần hoặc cả xa và gần với viễn thị nặng

– Loạn thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở mọi khoảng cách.

bị tật khúc xạ

Hình ảnh vật thể hội tụ không đúng trên võng mạc khi mắc các tật khúc xạ

2. Tật khúc xạ có những dấu hiệu và triệu chứng nào?

Có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng khi mắc các tật khúc xạ, trong đó, mờ mắt là triệu chứng phổ biến nhất. Ngoài ra còn có các dấu hiệu và triệu chứng thông thường khác khi bị các tật khúc xạ như:

– Tầm nhìn xa hoặc gần bị mờ, hoặc cả hai.

– Mỏi mắt, mắt thường phải nheo lại để nhìn cho rõ

– Nhìn ánh đèn thấy sáng chói hoặc có các quầng sáng xung quanh.

– Nhức đầu.

– Trẻ em có thường có triệu chứng nhìn nghiêng về một phía

– Khi đọc bị mỏi mắt, nháy mắt nhiều hoặc dụi mắt là biểu hiện và triệu chứng tật khúc xạ ở trẻ em.

Theo các bác sĩ nhãn khoa nếu bạn đang gặp các hiện tượng lạ ở mắt như đã kể trên thì cần đến bệnh viện thăm khám và tiếp nhận hướng điều trị kịp thời.

3. Chẩn đoán tật khúc xạ bằng cách nào?

Chẩn đoán tật khúc xạ sớm giúp người bệnh có thể theo dõi sát sao sức khỏe đôi mắt, từ đó đảm bảo thị lực luôn hoạt động tốt nhất. Để chẩn đoán tật khúc xạ thường có 3 bước:

– Kiểm tra thị lực không kính, thị lực có chỉnh kính

– Làm test điều tiết, với trẻ nhỏ có thể phải sử dụng các thuốc liệt điều tiết để cho khúc xạ chuẩn.

– Kiểm tra mắt bằng máy sinh hiển vi với bác sĩ nhãn khoa

– Thực hiện các chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu hơn

Thông qua các bước thăm khám như trên, các bác sĩ sẽ xác định được người bệnh có mắc tật khúc xạ hay không, mức độ của bệnh như thế nào, đồng thời đánh giá được toàn diện sức khỏe của đôi mắt.

chẩn đoán bị tật khúc xạ tại thu cúc

Khám mắt giúp chẩn đoán tật khúc xạ để tiếp nhận điều trị kịp thời

4. Bị tật khúc xạ có thể điều trị bằng phương pháp nào?

4.1. Sử dụng kính gọng

Hầu hết các tật khúc xạ đều có thể sử dụng kính gọng để điều chỉnh, giúp người bệnh có thể nhìn rõ mọi vật. Đeo kính là cách đơn giản và an toàn nhất để hỗ trợ điều chỉnh thị lực cho người bị tật khúc xạ. Và hoàn toàn không cần tác động đến cấu trúc của mắt. Bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện kê đơn kính đúng với mức điều chỉnh sai số để người bệnh nhận được tầm nhìn tối ưu nhất.

Đeo kính gọng là phương pháp truyền thống trong điều trị tật khúc xạ. Tuy nhiên, đeo kính gọng lại trở thành rào cản trong một số công việc đặc thù yêu cầu không đeo kính, trong hoạt động thể thao và thẩm mỹ.

Hơn thế nữa, kính gọng không phải lựa chọn tốt đối với những người bị bất đồng khúc xạ lớn. Điển hình nhất là cận thị nặng, việc đeo kính gọng dày gây ảnh ảnh đến thị lực ngoại vi khiến kích thước hình ảnh nhận được bị thay đổi.

4.2. Đeo kính tiếp xúc

Ngoài kính gọng thì kính tiếp xúc cũng là một phương pháp điều trị tật khúc xạ. Có nhiều loại kính tiếp xúc: kính tiếp xúc cứng, kính tiếp xúc mềm.

Tuy nhiên khi lựa chọn dùng kính tiếp xúc thì người bệnh cần phải cân nhắc do việc dùng kính tiếp xúc có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm giác mạc và có thể dẫn đến loét giác mạc nếu vệ sinh không tốt.

Kính tiếp xúc cũng có một ưu điểm là với trường hợp người bệnh lệch khúc xạ cao mà không đeo được kính gọng, thì có thể xem xét dùng kính tiếp xúc. Hoặc những người bệnh muốn vận động thể thao việc đeo kính gọng sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động thì cũng có thể xem xét dùng kính tiếp xúc.

Tuy nhiên với môi trường Việt Nam ô nhiễm thì người bệnh nên cân nhắc dùng kính tiếp xúc vì nguy cơ viêm nhiễm kết mạc và giác mạc cao. Và khi dùng cần đi khám mắt định kỳ và theo dõi bởi bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra tình trạng kết giác mạc.

4.3. Sử dụng kính chỉnh giác mạc Ortho K

Ortho-K là kính áp tròng cứng được thiết kế đeo qua đêm khi ngủ để điều chỉnh lại “tạm thời” hình dạng của giác mạc. Được đeo vào khoảng 6 – 8 giờ khi ngủ, tháo ra khi thức dậy vào buổi sáng. Lúc này mắt sẽ nhìn rõ được mà không cần dùng đến bất kỳ loại kính nào khác.

Kính tiếp xúc cứng Ortho-K là lựa chọn hiệu quả trong điều trị tất cả các tật khúc xạ. Mang lại khả năng nhìn rõ mọi vật mà không cần phẫu thuật khúc xạ, không cần đeo kính thường xuyên. Đặc biệt, Ortho-K còn có chức năng làm giảm hoặc dừng lại của sự tăng độ cận thị.

Sử dụng kính thuốc và kính chỉnh giác mạc Ortho-K là hai phương pháp an toàn nhất trong điều trị tật khúc xạ. Tùy vào tình trạng và nhu cầu của người bệnh bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị tật khúc xạ phù hợp.

Tuy nhiên, kính Ortho – K cũng là một loại kính tiếp xúc đeo vào ban đêm nên người bệnh vẫn cần chú ý theo dõi giống như khi dùng kính tiếp xúc đã nếu ở trên.

bị tật khúc xạ điều trị bằng kính ortho-k

Sử dụng kính tiếp xúc cứng Orho-K vào thời gian đi ngủ sẽ giúp người bị tật khúc xạ nhìn rõ vào hôm sau mà không cần đeo kính gọng

4.4. Phẫu thuật khúc xạ

Phẫu thuật khúc xạ có nhiều phương pháp: như phẫu thuật lasik, femto lasik, smile, phakic. Tuy nhiên việc phẫu thuật cần được tiến hành ở độ tuổi trưởng thành khi độ khúc xạ ổn định. Người bệnh cần khám chuyên sâu để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

5. Chữa tật khúc xạ ở đâu uy tín?

Điều trị tật khúc xạ ở đâu là băn khoăn lớn của nhiều người. Lựa chọn đúng nơi điều trị uy tín, dịch vụ tốt sẽ mang lại cho bạn kết quả điều trị cao nhất, cùng với trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Tại chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, khách hàng sẽ được điều trị và chăm sóc mắt toàn diện nhất. Với nhiều thế mạnh nổi trội, chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là nơi lựa chọn tật khúc xạ của hàng triệu người bởi:

– Hội tụ các bác sĩ nhãn khoa là các chuyên gia nhãn khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đã từng làm việc ở các bệnh viện lớn. Đi đầu trong việc ứng dụng và cập nhật các công nghệ, phương pháp điều trị mới trong nhãn khoa.

– Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại và tân tiến nhất trong thăm khám, điều trị tật khúc xạ. Giúp mang lại hiệu quả điều trị tối đa cho người bệnh.

– Không gian phòng khám sạch sẽ, sang trọng, thoáng mát, được khử khuẩn liên tục nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.

– Dịch vụ cao cấp, chăm sóc tận tâm bởi đội ngũ nhân viên, điều dưỡng và bác sĩ. Luôn khiến người bệnh an tâm thăm khám và điều trị ngay cả khi không có người thân đi cùng.

– Người bệnh được áp dụng thanh toán đồng thời bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh để giảm thiểu tối đa chi phí.

bị tật khúc xạ chữa ở đâu uy tín

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là nơi lựa chọn điều trị tật khúc xạ uy tín của nhiều người.

6. Cách chăm sóc mắt cho người mắc tật khúc xạ

Ngoài việc quan tâm đến các phương pháp điều trị tật khúc xạ, việc chăm sóc mắt cũng rất quan trọng đối với người bệnh. Chăm sóc mắt tốt sẽ giúp người bệnh bảo vệ thị lực tối đa, hạn chế biến chứng. Một số lưu ý sau sẽ giúp người bị mắc các tật khúc xạ có cách chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe thị lực:

– Khi mắc các tật khúc xạ người bệnh nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/ 1 lần theo khuyến cáo của bác sĩ. Nhằm phát hiện và ngăn chặn tiến triển nhược thị. Đặc biệt những trẻ có bố và mẹ cùng bị cận thị nặng nên đi kiểm tra mắt sớm để phát hiện tật khúc xạ.

– Sử dụng kính đúng độ khúc xạ của mắt.

– Đối với trẻ nhỏ tăng cường các hoạt động ngoài trời tiếp xúc với thiên nhiên để hạn chế tiến triển cận thị.

– Đối với người sử dụng máy tính, điện thoại nhiều nên áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20 (20 phút nhìn gần → nhìn xa 20 feet ~ 6m → trong khoảng 20 giây) để giúp mắt đỡ mỏi điều tiết.

– Kiểm soát các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao để không ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực.

– Đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV.

– Đeo đồ bảo hộ cần thiết khi làm việc để tránh gây tổn thương đến mắt.

– Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt từ thực phẩm, như vitamin A có trong các loại rau củ quả đậm màu.

Hy vọng với các thông tin trên sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn về tật khúc xạ. Nếu bạn bị tật khúc xạ đừng quá lo lắng. Hãy đến ngay Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được bác sĩ nhãn khoa trực tiếp thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital