Bệnh xơ gan cổ trướng là tổn thương nghiêm trọng ở gan, khiến chức năng gan bị phá hủy và không thể phục hồi. Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, rất khó điều trị và dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cần hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này để phòng ngừa hiệu quả, cũng như phát hiện sớm.
Menu xem nhanh:
1. Biểu hiện của bệnh xơ gan cổ trướng qua các giai đoạn
1.1 Triệu chứng của bệnh xơ gan cổ trướng ở giai đoạn sớm
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng lâm sàng thường không biểu hiện, biểu hiện không rõ hoặc rất nhẹ nhàng. Triệu chứng chủ yếu nếu có ở giai đoạn này là rối loạn tiêu hóa. Điển hình nhất như chán ăn, giảm cảm giác ngon miệng, tiêu chảy, mệt mỏi, đau và hơi tức vùng hạ sườn phải, đầy bụng, buồn nôn và nôn…
1.2 Triệu chứng bệnh xơ gan cổ trướng ở giai đoạn toàn phát
Bước vào giai đoạn này, các biểu hiện rối loạn tiêu hóa gia tăng. Người bệnh có thể cảm thấy đau vùng gan rõ rệt hơn, sụt cân. Bên cạnh đó là những thay đổi bất thường trên da: da xạm màu hoặc vàng da, vàng mắt, xuất hiện các điểm ứ huyết ở mặt, ngực, tay, vai, cổ, giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ và sưng lên. Một số người cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, chân tay tê và ngứa, tiểu ít hoặc khó đi tiểu và bụng có nước nhẹ.
1.3 Ở giai đoạn muộn, các triệu chứng biểu hiện ra sao?
Lúc này gan đã bị tổn thương nặng, các chức năng gan suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu cổ trướng rõ ràng: bụng trướng to, da bụng bóng và có thể xuất hiện các mao mạch trên da. Bên cạnh đó, người bệnh có các triệu chứng khó thở, toàn thân gầy yếu, sụt cân nghiêm trọng, da sạm tối hoặc vàng đậm, đau dữ dội ở vùng gan, tiểu ít…
2. Nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng
Uống nhiều rượu bia hay quá lạm dụng thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan cổ trướng. Rượu, bia vốn là thức uống lên men từ lúa mạch, gạo, các loại hoa quả, men,… cùng nhiều nguyên liệu khác. Việc lạm dụng rượu bia có thể khiến khiến chất độc tích tụ trong gan, gây viêm và tiêu tế bào. Cuối cùng là làm chức năng gan của người sử dụng dần suy yếu. Với việc lọt top các quốc gia sử dụng rượu bia cao nhất thế giới, Việt Nam cũng có tỉ lệ xơ gan do rượu cao so với các nước khác.
Ngoài ra những nguyên nhân gây gây bệnh như:
– Viêm gan B, C và các loại viêm gan virus khác
– Xơ gan mật nguyên phát hoặc thứ phát
Dựa theo loại cổ trướng, người ta chia nguyên nhân gây cổ trướng thành 2 nhóm lớn:
– Nguyên nhân gây cổ trướng dịch tiết: Do lao màng bụng, ung thư, viêm nhiễm …
– Nguyên nhân gây cổ trướng dịch thấm: Gồm xơ gan, suy thận, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng
3. Điều trị xơ gan cổ trướng như thế nào?
Theo các chuyên gia Gan mật, bệnh xơ gan trướng bụng là bệnh khó chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực, tránh lao động nặng nhọc và thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Quá trình điều trị bệnh xơ gan trướng bụng có thể là sự kết hợp các phương pháp như:
3.1 Điều trị bằng thuốc
Mục đích của việc điều trị bằng thuốc là tránh các biến chứng, giữ ổn định các tế bào gan và ngăn chặn sự phát triển của tổ chức xơ. Thuốc điều trị căn bệnh này thường là các loại thuốc có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào gan. Bên cạnh đó, còn có thể điều trị bằng đông y…
3.2 Chế độ ăn uống – nghỉ ngơi hợp lí
Chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng gan và giúp điều trị xơ gan cổ trướng một cách hiệu quả. Khẩu phần ăn của người bệnh cần cân đối hàm lượng chất đường, chất béo, chất đạm, tăng cường rau và trái cây trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn muối… Bệnh nhân xơ gan cổ trướng cần uống đủ nước, khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày; tránh ăn mỡ động vật và các loại bơ. Đặc biệt, phải hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
3.3 Tập luyện thường xuyên
Việc tập luyện đều đặn có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe lá gan.
Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh xơ gan cổ trướng, từ đó có biện pháp chăm sóc lá gan phù hợp. Nếu đang mắc một trong các bệnh lý gan mật, hãy điều trị sớm và đúng hướng để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn và biến chứng xơ gan. Nếu thấy các dấu hiệu bệnh xơ gan tăng nặng, hãy khám chuyên khoa Gan mật để được chẩn đoán và có phương pháp kiểm soát sớm.