Xơ gan uống thuốc gì và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Xuân Thành

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh xơ gan là bệnh lý gan mật nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng. Xơ gan uống thuốc gì cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh uống bừa bãi sẽ gây hại tới gan.

1. Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn?

1.1. Xơ gan giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu tiên, gan chưa có dấu hiệu tổn thương tuy nhiên đã bắt đầu viêm. Các tế bào gan bị viêm đang cố gắng đảo ngược quá trình nên gây ra sự xơ hóa. Các triệu chứng ở giai đoạn này chưa rõ ràng do sự xơ hóa chưa nhiều. Bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng tuy nhiên ở mức độ nhẹ. Đáng chú ý, nếu phát hiện và điều trị phù hợp ngay từ giai đoạn này, khả năng hồi phục trở lại là rất cao.

Xơ gan uống thuốc gì để nhanh khỏi

Hình ảnh so sánh gan bình thường và gan bị xơ hóa

1.2. Xơ gan giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, áp lực tĩnh mạch cửa đang tăng dần, các mô xơ hóa nhiều hơn. Việc điều trị bắt đầu gặp nhiều khó khăn nhưng cơ hội khỏi bệnh vẫn ở mức cao.

1.3 Xơ gan giai đoạn 3

Tại giai đoạn 3, bệnh nhân có thể xuất hiện cổ trướng. Lượng dịch tại ổ bụng tăng nhanh cảnh báo gan bị xơ hóa đáng kể. Giai đoạn này, gan gần như không thể trở lại bình thường. Các triệu chứng rõ ràng và nghiêm trọng hơn như:

– Chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi, thiếu năng lượng

– Sụt cân nhanh

– Vàng da, vàng mắt, nhợt nhạt

– Viêm da, ngứa, nổi mề đay

– Đường huyết lên xuống thất thường, khó kiểm soát

– Phù chân và mắt cá

1.4. Giai đoạn 4

Bước sang giai đoạn 4, quá trình xơ hóa xảy ra hoàn toàn ở gan. Các biến chứng đã xuất hiện bao gồm:

– Xuất huyết tiêu hóa

– Bệnh não gan

– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Cơ hội điều trị ở giai đoạn này rất thấp, có thể nói gần như không còn. Dấu hiệu ở giai đoạn này sẽ xuất hiện với cường độ mạnh hơn, cụ thể là:

– Mệt mỏi kéo dài, gần như không thể làm việc

– Lòng bàn tay son

– Tính cách thay đổi

– Suy thận

– Sốt cao

– Viêm màng bụng

2. Các phương pháp phát hiện sớm bệnh xơ gan

2.1. Phát hiện bệnh qua triệu chứng

Ở giai đầu, bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể do đó mà thường bị bỏ qua. Khi gan tổn thương nghiêm trọng hơn, triệu chứng của xơ gan là:

– Mệt mỏi

– Sụt cân nhanh

– Buồn nôn, nôn, nôn ra máu

– Dễ bị chảy máu, bầm tím, sưng ở bụng.

– Da vàng, ngứa, sao mạch, bàn tay son

– Suy giảm trí nhớ, khó tập trung, luôn trong trạng thái mơ hồ

– Rối loạn kinh nguyệt

– Giảm ham muốn tình dục

– Nước tiểu màu sẫm

2.2. Phát hiện bệnh qua nguyên nhân

Bệnh gan tiến triển thành xơ gan phải trải qua một thời gian khá dài. Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh xơ gan thường là:

– Uống rượu bia với lượng lớn liên tục nhiều năm

– Béo phì

– Viêm gan mạn tính gồm viêm gan B, viêm gan C

2.3 Phát hiện bệnh qua các xét nghiệm

Bệnh gan nói chung thường tiến triển âm thầm, triệu chứng mờ nhạt do đó việc phát hiện sớm bệnh là vô cùng quan trọng. Phát hiện và điều trị sớm giúp nâng cao kết quả điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Cách tốt nhất là nên thăm khám gan mật và sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần. Chi phí thăm khám định kỳ rẻ hơn rất nhiều so với điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng. Hoặc ngay khi có triệu chứng dù chỉ là nhỏ nhất cũng cần thăm khám. Ban đầu bác sĩ sẽ hỏi tiền sử về sức khỏe, thông tin cá nhân và gia đình, kiểm tra vật lý. Tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm phương pháp phù hợp bao gồm:

– Kiểm tra máu: xét nghiệm máu cho biết bệnh nhân đang gặp vấn đề gì về gan.

– Hình ảnh: siêu âm, chụp CT, chụp MRI để kiểm tra các tổn thương ở gan.

– Sinh thiết gan: bác sĩ lấy mô mẫu từ gan, sau đó đưa đi phân tích mẫu sinh thiết đó.

Xơ gan uống thuốc gì? Siêu âm gan, chụp CT hoặc chụp MRI được áp dụng trong chẩn đoán, xác định cụ thể tình trạng và mức độ nhóm bệnh gan mật

Siêu âm gan, chụp CT hoặc chụp MRI được áp dụng trong chẩn đoán, xác định cụ thể tình trạng và mức độ nhóm bệnh gan mật

3. Gợi ý bệnh xơ gan uống thuốc gì?

3.1. Xơ gan uống thuốc gì và lưu ý trong điều trị

Nếu đang ở giai đoạn xơ gan còn bù, bệnh nhân hoàn toàn có thể tích cực rằng bệnh có thể hồi phục được. Còn khi xơ gan tiến triển thành xơ gan mất bù, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn tuy nhiên vẫn có khả quan.

Dù ở giai đoạn nào, nguyên tắc chung của điều trị xơ gan vẫn là:

– Làm giảm các yếu tố tấn công: tiêm phòng virus viêm gan B, viêm gan C; giảm lượng mỡ tích cụ trong gan; tránh tiếp xúc với hóa chất; bỏ hoàn toàn bia rượu và sử dụng thuốc hợp lý.

– Tăng cường yếu tố bảo vệ gan

Điều trị xơ gan nói riêng và bệnh lý gan mật nói chung còn dựa trên nhiều yếu tố. Điều quan trọng là bệnh nhân cần kiên trì, giữ thái độ tích cực để có kết quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, chỉ dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ đang điều trị cho mình.

Khi có bất thường khi sử dụng thuốc, người bệnh cần ngay lập tức hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

3.2. Xơ gan uống thuốc gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Để hồi phục chức năng gan, dự phòng biến chứng, bác sĩ có thể cho người bệnh uống một số loại thuốc như:

– Các loại thuốc điều trị rối loạn đông máu

– Truyền huyết tương tươi nếu có nguy cơ bị chảy máu

– Truyền albumin

– Thuốc tăng đào thải mật

– Các axit amin

– Thuốc lợi tiểu

Một số loại thuốc hại gan, không dùng với bệnh nhân xơ gan là:

– Paracetamol (khi dùng liều cao hoặc quá dày)

– Thuốc chống viêm không steroid

– Thuốc nhóm opioid

– Một số thuốc kháng sinh

Xơ gan uống thuốc gì? Thuốc điều trị xơ gan bắt buộc phải uống theo đơn của bác sĩ điều trị

Thuốc điều trị xơ gan bắt buộc phải uống theo đơn của bác sĩ điều trị

3.3. Cách phòng ngừa bệnh xơ gan bạn cần biết

Xơ gan là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa bằng các cách sau:

– Nâng cao nhận thức về bệnh và nâng cao bảo vệ sức khỏe bản thân

– Dự phòng lây truyền viêm gan virus B từ mẹ sang con (kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai)

– Tiêm phòng vắc xin phòng virus viêm gan

– Sử dụng nguồn thực phẩm vệ sinh, đảm bảo nguồn gốc

– Quan hệ tình dục an toàn, nói không với tiêm chích ma túy

– Không làm dụng rượu bia, không uống liên tục với lượng nhiều

– Không sử dụng thuốc điều trị mà không được bác sĩ khuyến cáo

– Truyền máu an toàn

– Thực hiện các thủ thuật xâm lấn cần kiểm soát nhiễm khuẩn

– Thường xuyên thăm khám, theo dõi sức khỏe và đi khám khi có triệu chứng bất thường

– Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gan mật nói chung

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital