8 giờ làm việc thì có đến 7 giờ mình ngồi dán mắt vào máy tính. May ra chỉ có một giờ nghỉ trưa là đi lại, ăn uống và nghỉ ngơi. Có lẽ vì ít vận động, ngồi nhiều nên mình bị bệnh trĩ “hỏi thăm” cách đây từ 2 năm – Chị Lan Phương chia sẻ.
Đi khám sớm giúp điều trị hiệu quả
Cùng cảnh ngộ với chị Phương, bạn Hoài Lan tâm sự: “Em bị táo bón kéo dài đến ngần 2 tuần, thỉnh thoảng có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi. Lúc đó em rất hoảng hốt nhưng ngại đi khám, vì bị bệnh đúng chỗ “khó nói”. Cố gắng chịu đựng thêm một tuần nhưng mỗi lần đi đại tiện là một nỗi ám ảnh đối với em. Vậy là em đến gặp bác sĩ cầu cứu. Bác sĩ bảo em bị trĩ cấp độ 1, kê đơn thuốc về uống và tư vấn chế độ ăn uống, tập luyện cùng cách vệ sinh để giúp bệnh mau lành”
“Bệnh trĩ” dân gian và y học gọi nó là gì?
Bệnh trĩ theo dân gian còn gọi là bệnh lòi dom, bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ là một bệnh tương đối phổ biến, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam hiện nay lên tới 35-50%. Một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có tới 55% dân số mắc trĩ. Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là căn bệnh hoàn toàn có khả năng điều trị triệt để, nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng.
Theo Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tín (trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc): Muốn chữa bệnh trĩ hiệu quả và triệt để thì trước tiên người bệnh phải đi khám và nên đi khám càng sớm càng tốt, tức là ngay từ khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi. Độ nặng của bệnh phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ nên việc chữa trị càng sớm thì càng nhanh khỏi, càng đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng và giảm được chi phí điều trị.
Những phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả:
Điều trị bảo tồn bằng nội khoa ở mức độ nhẹ
_ Ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm 0.9% hàng ngày 1-2 lần, mỗi lần 15 phút.
_ Sử dụng thuốc có tác dụng làm bền các tĩnh mạch, cơ chế tác động là làm giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
_Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ, thuốc bôi tại chỗ và thuốc đặt giúp chống viêm tại chỗ và tác dụng trợ tĩnh mạch như Mastu-S, protolog…
Điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật
+ Chích xơ: được chỉ định trong các trường hợp trĩ độ1và trĩ độ 2
+ Thắt trĩ bằng vòng cao su: được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và độ 2
+Quang đông hồng ngoại: được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2
+ Phẫu thuật cắt trĩ như: cắt khoanh niêm mạc, cắt từng búi trĩ, Phẫu thuật bằng phương pháp Longo…
Trường hợp bệnh nhân bị trĩ sa nghẹt nên dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm hậu môn vào chậu nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới tiến hành phẫu thuật cắt trĩ.
Trĩ ngoại thường không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có các triệu chứng viêm nhiễm hoặc bị tắc mạch. Khi điều trị tắc mạch, bác sĩ thường rạch lấy cục máu đông, bệnh nhân sẽ có cảm giác dễ chịu và hết đau ngay sau khi mổ.
Phòng ngừa trĩ bằng cách nào?
Một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý có thể giúp phòng bệnh trĩ như:
_ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả mát, uống nhiều nước, sẽ làm phân mềm hơn khi đi cầu sẽ dễ dàng hơn giúp giảm nguy cơ gây bệnh.
_ Nên bổ sung thêm chất xơ trong khẩu phần ăn và đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước một ngày để phòng ngừa táo bón
_ Tập luyện: Một chế độ tập luyện thể dục phù hợp sẽ giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch, nhất là trong các trường hợp ngồi nhiều, đứng lâu, tập luyện cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì gây nên bệnh trĩ.
_ Tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức; tránh đứng, ngồi lâu
_ Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi cầu
Để biết thêm thông tin và được tư vấn trực tiếp các vấn đề về bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ hiệu quả bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được giải đáp.