Chế độ ăn uống thường có nhiều ảnh hưởng đến hầu hết các loại bệnh, trong đó phải kể đến bệnh trĩ. Bệnh nhân nên tìm hiểu về những thực phẩm nào phù hợp, thực phẩm nào cần hạn chế để bệnh không nặng lên. Bài viết này cùng bạn tìm hiểu: Bệnh trĩ có ăn được thịt gà không?
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ và những đặc điểm cần biết
Bệnh trĩ xảy ra khi áp lực tăng làm giãn tĩnh mạch hậu môn. Người bệnh phải bắt đầu điều trị ngay khi phát hiện triệu chứng nếu không muốn bệnh nặng hơn hoặc gây ra biến chứng. Không chỉ điều trị chuyên khoa, can thiệp phẫu thuật, thuốc trị trĩ hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị trĩ, mà bệnh nhân trĩ cũng cần thay đổi chế độ ăn uống của mình.
Bệnh trĩ có những triệu chứng rất đặc trưng và ít bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Đại tiện ra máu thường xuyên là triệu chứng dễ nhận biết hơn cả của bệnh trĩ nội. Bệnh càng nặng thì máu chảy càng nhiều, có thể bắn theo tia hoặc ra thành các giọt. Để ngăn chặn tình trạng thiếu máu do mất máu quá nhiều, biểu hiện này phải được điều trị càng sớm càng tốt.
Đối với trĩ ngoại, các búi trĩ nằm hoàn toàn bên ngoài cho phép phát hiện bệnh sớm hơn. Mặc không gây chảy máu nhiều nhưng trĩ ngoại lại đau đớn hơn nhiều khi búi trĩ cọ xát vào trang phục, bàn ghế.
2. Bệnh nhân trĩ có thể ăn thịt gà hay không, nên sử dụng như thế nào?
2.1. Bệnh trĩ có ăn được thịt gà không: Giải đáp
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân trĩ không nên ăn quá nhiều đạm. Táo bón và khó tiêu có thể xảy ra do ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Bệnh nhân trĩ coi táo bón là “ác mộng” bởi khi bị táo bón, phân cứng sẽ cọ xát vào búi trĩ khi nó đi qua ống hậu môn. Sự cọ xát này nếu kéo dài có dẫn đến trầy xước búi trĩ, gây chảy máu, nhiễm khuẩn, viêm loét và thậm chí là hoại tử.
Thịt gà có nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, sắt và phốt pho, nên rất tốt cho sức khỏe. carbohydrates, chất béo,… Tuy nhiên, đây là thực phẩm chứa nhiều đạm. Với 100g thịt ức gà có 30g đạm, thịt gà được coi là “đứng đầu bảng” về hàm lượng đạm.
Vậy bạn có thể ăn thịt gà khi bị bệnh trĩ không? Thực tế là, chưa có bằng chứng nào cho thấy người bệnh trĩ không được ăn thịt gà, tuy nhiên bạn nên tránh ăn quá nhiều gà. Lý do là vì bạn có thể có thể bị táo bón, khó tiêu và đầy hơi. Cần cân nhắc khi sử dụng cho những người bệnh trĩ vì nó khiến việc rặn đại tiện khó khăn và đau đớn hơn bình thường. Ngoài ra, thịt gà có tính nóng, nếu ăn quá nhiều thì sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, dễ gây khó tiêu, chướng bụng, làm phân khô cứng.
2.2. Bệnh trĩ có ăn được thịt gà không: Ăn thịt gà thế nào cho hợp lý?
Người bị trĩ vẫn có thể sử dụng thịt gà nếu dùng với mức phù hợp. Cần tránh việc kiêng khem quá mức bởi điều này có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Bệnh nhân trĩ có thể cân nhắc và ăn thịt gà từ một đến hai lần mỗi tuần, lượng khuyến nghị khoảng 100g mỗi lần.
Để tránh táo bón, người bệnh trĩ nên ăn thịt gà cùng với rau xanh, trái cây vì thịt gà không chứa nhiều chất xơ. Thay vì chiên rán hoặc nướng,có thể chọn cách chế biến là hấp hoặc luộc. Bạn không nên cho nhiều gia vị cay nóng vào gà khi chế biến để tránh bị táo bón.
Người bệnh nên ăn thêm sữa chua để giúp thịt gà dễ tiêu. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón và khó tiêu. Người bệnh cũng nên uống nhiều nước hoặc nước ép trái cây, rau củ quả khi đã ăn thịt gà.
2.3. Bệnh nhân trĩ cần hạn chế lạm dụng những loại thịt nào khác?
Hạn chế lạm dụng các loại thịt có màu đậm như chó, bò và hải sản là điều cần thiết cho những người bị bệnh trĩ. Các loại thịt này rất tốt cho cơ thể, nhưng hãy ăn chúng với mức độ vừa phải. Người bệnh có thể thay thế thịt hoặc rau củ khác có chất xơ cao hơn trong chế độ ăn hàng ngày của họ.
3. Thực phẩm cho người bệnh trĩ: Một số khuyến nghị
3.1. Nhóm thực phẩm nên dùng cho bệnh nhân trĩ
– Thực phẩm có chất xơ cao. Cơ thể cần rất nhiều chất xơ từ rau củ nên bổ sung loại thực phẩm này là điều cần thiết.
– Các loại thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai lang, đậu bắp, mồng tơi, thanh long,… Ngoài ra, có thể sử dụng các loại dầu thực vật giúp tránh khó tiêu.
– Có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều sắt, chúng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất máu do trĩ gây ra.
– Bệnh nhân trĩ cần uống nhiều nước để hạn chế tình trạng táo bón gây đau đớn và khó khăn khi đại tiện. Nước giúp phân mềm, hạn chế việc rặn mạnh và từ đó cũng hạn chế tính trạng sa búi trĩ.
3.2. Nhóm thực phẩm nên hạn chế sử dụng
Bệnh nhân trĩ nên cân nhắc tránh những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ chiên rán vì chúng gây ra khó tiêu, táo bón.
Ngoài ra, như đã nói, cần hạn chế lạm dụng các thực phẩm có chứa quá nhiều đạm. Cần hạn chế lạm dụng rượu bia, thuốc lá, không được sử dụng các chất kích thích.
Chế độ ăn uống hợp lý nên được thiết lập và duy trì cả cho người chưa bị trĩ – giúp phòng trĩ hiệu quả, cũng như người đã khỏi bệnh – giúp hạn chế tái phát.
Bên cạnh việc cân đối chế độ ăn uống, bệnh nhân còn cần duy trì một chế độ tập luyện thể dục thể thao, vận động phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Đặc biệt, cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi bị bệnh trĩ. Sau đóm cần tuân theo các chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị. Đồng thời tham vấn bác sĩ về chế độ ăn uống, tập luyện của bản thân.
Bệnh trĩ có ăn được thịt gà không – hy vọng quý đọc giả tìm được câu trả lời xác đáng cũng như những thông tin bổ ích về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ thông qua bài viết trên.