Viêm nấm âm đạo là một trong những loại viêm âm đạo thường gặp nhất ở phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Tình trạng viêm nấm có thể tấn công chị em bất cứ khi nào, đặc biệt là khi phái đẹp đang trong thai kỳ. Lúc này, môi trường âm đạo có nhiều thay đổi, nội tiết tố rối loạn, sức đề kháng kém, là điều kiện thuận lợi để nấm tăng sinh, tấn công. Vậy bị viêm nấm khi mang thai có nguy hiểm không?
Menu xem nhanh:
1. Những nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm nấm khi mang thai
Bất cứ bệnh phụ khoa nào khi tấn công cơ thể cũng đều có những nguyên nhân, triệu chứng nhất định. Biết rõ về nguyên nhân, triệu chứng bệnh, người bệnh có thể kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh, từ đó bảo vệ sức khỏe thai kỳ hiệu quả hơn.
1.1. Nguyên nhân nào khiến chị em bị viêm nấm khi mang thai?
Nấm âm đạo, hay nấm Candida là một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm phụ khoa. Nấm phụ khoa phát triển do môi trường âm đạo mất đi sự cân bằng, tạo điều kiện thuận lợi để những tế bào nấm sinh trưởng sẵn có thể tăng sinh và tấn công mạnh mẽ hơn. Những yếu tố sau đây đã góp phần làm ảnh hưởng tới môi trường âm đạo, khiến cho tế bào nấm có cơ hội phát triển trong thời gian chị em mang bầu:
– Dịch âm đạo, khí hư tiết ra nhiều hơn do thay đổi hormone:
Trong thời gian mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng cao hơn bình thường rất nhiều lần. Từ đó, lưu lượng máu tới âm đạo cũng được kích thích, khiến cho dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Dịch tiết này thường đặc hơn, có mùi nồng so với dịch tiết âm đạo bình thường. Chính lượng dịch tiết này đã làm thay đổi môi trường âm đạo, khiến cho nấm có điều kiện phát triển.
– Môi lớn, môi bé tại âm hộ sưng phồng:
Dưới tác động của quá trình tuần hoàn máu, âm đạo của người phụ nữ mang thai có thể sưng to hơn so với bình thường. Lúc này, môi lớn, môi bé cũng sưng lên, có thể lộ ra, khiến cho nấm dễ dàng lan sâu và gây viêm nhiễm.
– Âm hộ giãn tĩnh mạch:
Cũng do quá trình lưu thông, tuần hoàn của máu tới âm đạo mà âm hộ, âm đạo dễ bị giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai. Tình trạng này khiến chị em cảm thấy khó chịu, thậm chí là nóng rát, từ đó dễ tác động khiến vùng kín tổn thương, tạo điều kiện cho nấm tấn công.
– Lông mu phát triển và dày hơn:
Trong thai kỳ, estrogen tăng cao khiến cho lông mu cũng phát triển, trở nên dày, rậm hơn. Như vậy, môi trường âm đạo lại càng trở nên lý tưởng hơn với các tế bào nấm Candida. Đồng thời, đây cũng là yếu tố khiến cơn ngứa vùng kín khi viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
– Vệ sinh vùng kín chưa tốt:
Việc vệ sinh vùng kín không cẩn thận, nhất là trong giai đoạn mang thai có thể khiến cho thai phụ bị nhiễm nấm âm đạo. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn, thậm chí làm tăng diện tích viêm nhiễm.
– Dùng băng vệ sinh sai cách:
Thai phụ thường bị tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Vì vậy, trong thời gian này, chị em thường xuyên phải sử dụng băng vệ sinh. Điều này vô tình khiến âm đạo bị yếm khí, môi trường mất cân bằng và dễ nhiễm nấm, ngứa.
– Ngoài ra, chế độ ăn uống trong thời gian mang thai, tình trạng tiểu đường thai kỳ,… cũng có thể làm ảnh hưởng đến dịch tiết âm đạo và khiến cho chị em bị viêm nấm phụ khoa.
1.2. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bị viêm nấm khi mang thai
Với những triệu chứng nhận biết bị viêm nấm phụ khoa khi mang thai, chị em có thể chủ động nắm bắt tình trạng hiện tại của mình tốt hơn.
– Âm đạo nóng rát, sưng tấy, luôn cảm thấy khó chịu.
– Dịch âm đạo đặc, dính, có màu xanh hoặc trắng đục như sữa chua.
– Cảm giác ngứa ngáy tăng dần và không dứt.
– Rối loạn tiểu tiện, tiểu són, tiểu buốt, tiểu không tự chủ.
– Đau khi tác động tới vùng kín, âm đạo.
2. Mẹ bị viêm nấm phụ khoa khi mang thai liệu có nguy hiểm tới thai nhi?
Viêm nấm âm đạo thực tế không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gây ra một số vấn đề khiến mẹ phải lo lắng.
Tế bào nấm có thể đi sâu vào tử cung nếu thai phụ không có kế hoạch điều trị từ sớm. Từ đó, tế bào nấm sẽ gây viêm cho niêm mạc của trẻ, khiến trẻ bị viêm da, loét miệng, tưa lưỡi,… từ trong bụng mẹ. Tế bào nấm còn có thể tấn công niêm mạc mắt, khiến mắt của bé bị tổn thương, nhất là khi bé đã có thể mở mắt ở những tháng cuối thai kỳ.
Ngoài ra, nấm âm đạo còn có thể làm tổn thương tử cung, khiến mẹ dễ bị sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Quan trọng, mẹ bầu bị viêm nấm phụ khoa khi mang thai được khuyến cáo không nên đẻ thường qua đường ngả âm đạo để tế bào nấm không có cơ hội tiếp xúc với thai nhi.
3. Điều trị và phòng ngừa viêm nấm khi mang thai như thế nào?
Do đề kháng, miễn dịch của mẹ bầu kém hơn so với bình thường, bởi vậy, việc điều trị nấm âm đạo cần tiến hành một cách thận trọng. Mục tiêu điều trị vừa phải loại bỏ được dứt điểm tế bào nấm, vừa phải đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
3.1. Phụ nữ bị viêm nấm khi mang thai nên điều trị như thế nào?
Đối với thai phụ, phương án điều trị hiệu quả, an toàn nhất lúc này là sử dụng thuốc xử lý tế bào nấm tại chỗ. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định phù hợp với thể trạng của mẹ bầu gồm:
– Thuốc bôi Imidazole:
Đây là thuốc bôi có tác dụng hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng tại vùng kín do viêm nấm gây ra. Từ 7 đến 15 ngày, thuốc có thể phát huy công dụng.
– Thuốc trị nấm Miconazole:
Miconazole là thuốc chống nấm đặc trị, sử dụng bôi tại chỗ giúp ức chế sự phát triển và tăng sinh của tế bào nấm trong âm đạo. Thuốc có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng do vi nấm gây ra, khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy dễ chịu hơn.
3.2. Làm sao để kiểm soát, phòng ngừa bị viêm nấm phụ khoa khi mang thai
Khi phụ nữ bước vào thai kỳ, cơ thể có nhiều thay đổi và chúng ta sẽ khó kiểm soát các vấn đề bất thường có thể xảy ra hơn. Mẹ bầu nên tham khảo một số biện pháp phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa, viêm nấm để bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt trong quá trình mang thai:
– Chọn loại đồ lót phù hợp: Đồ lót phù hợp với các mẹ bầu phải là loại đồ lót có chất liệu thấm hút tốt, phù hợp nhất là chất liệu hoàn toàn từ cotton. Ngoài ra, đồ lót phải rộng rãi, không bó sát, không pha ren, lọt khe, tránh làm kích ứng “cô bé”.
– Vệ sinh đồ lót thường xuyên và chú ý phơi dưới nắng để diệt khuẩn. Các mẹ cũng nên giặt riêng đồ lót để tránh lây nhiễm nấm.
– Chú ý vấn đề vệ sinh “cô bé” hàng ngày. Chị em nên lựa chọn những sản phẩm vệ sinh vùng kín có độ pH phù hợp để vệ sinh, tránh dùng xà phòng, các loại dung dịch vệ sinh có pH cao, gây khô, kích ứng vùng kín. Mỗi ngày, chị em nên thực hiện vệ sinh vùng kín từ 2 đến 3 lần và không nên thụt rửa, tác động quá sâu vào âm đạo.
– Kiêng, hạn chế việc giao hợp, quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai dễ khiến bạn nhiễm phải bệnh phụ khoa. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, chị em nên hạn chế việc quan hệ và chỉ quan hệ khi đảm bảo sử dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp.
Tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng viêm nấm khi mang thai là vấn đề khiến các mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu, dẫn đến nhiều ảnh hưởng trong thai kỳ. Bởi vậy, việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe thai định kỳ là rất cần thiết. Các mẹ có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân cũng như sức khỏe thai nhi nhờ việc này.
Tại khoa Sản Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, mỗi mẹ bầu sẽ được chăm sóc sức khỏe, quản lý thai kỳ nghiêm ngặt, giúp hạn chế tối đa những vấn đề làm ảnh hưởng tới thai nhi, thai phụ. Khi đăng ký gói Thai sản trọn gói của TCI, các mẹ bầu sẽ được khám thai, theo dõi thai định kỳ theo từng mốc tuần quan trọng. Khám thai không giới hạn, các mẹ cũng có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe phụ khoa trong hành trình mang thai của mình.
Các bác sĩ Sản khoa nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm sẽ luôn hỗ trợ và giúp chị em có hướng xử lý hiệu quả nhất. Ngoài ra, trong quá trình xử lý vấn đề bị viêm nấm khi mang thai, chị em cũng sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vùng kín, chế độ ăn uống phù hợp. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, các mẹ bầu có thể liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được hướng dẫn, hỗ trợ nhé!