Bệnh Parkinson ở người trẻ: Ít gặp nhưng chớ chủ quan!

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Parkinson là một căn bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh. Bệnh Parkinson ở người trẻ tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Vì vậy không thể chủ quan trước căn bệnh này.

1. Bệnh Parkinson ở những người trẻ tuổi có phổ biến không?

Parkinson là căn bệnh thường gặp ở người già, xảy ra do sự rối loạn, thoái hóa hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương, dẫn đến khả năng giữ thăng bằng, cử động và kiểm soát cơ của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh bao gồm: run tay mất kiểm soát, cử động chậm chạp, co cứng cơ, rối loạn thăng bằng,…

Những người trên 60 tuổi thường dễ mắc bệnh này do sự thoái hóa của hệ thần kinh, hệ quả của quá trình lão hóa. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 5 – 6% những người mắc bệnh Alzheimer phát triển các triệu chứng trước 65 tuổi. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh Parkinson, triệu chứng có thể khởi phát ở độ tuổi trung bình từ 50 đến 60 tuổi.

Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10 – 20% bệnh nhân Parkinson khởi phát sớm và được chuẩn đoán mắc bệnh trong độ tuổi từ 21 đến dưới 50 tuổi, được gọi là bệnh Parkinson ở người trẻ

Thậm chí các dấu hiệu bệnh Parkinson có thể xuất hiện ở cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi nhưng rất hiếm. Dạng rối loạn này thường có liên quan đến các đột biến gen cụ thể.

Như vậy, những người trẻ tuổi không thể chủ quan trước căn bệnh này. 

Bệnh Parkinson ở người trẻ là gì?

Bệnh Parkinson không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn có thể xảy ra ở người trẻ.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson ở người trẻ

Các triệu chứng của bệnh Parkinson ở người già và người trẻ tương đối giống nhau. Tùy vào thể trạng và các bệnh lý nền mà biểu hiện của mỗi bệnh nhân Parkinson sẽ khác nhau. Nhưng thường người bệnh sẽ gặp những triệu chứng sau đây:

2.1 Hạn chế khả năng vận động là nhóm triệu chứng bệnh Parkinson ở người trẻ thường gặp

Run các ngón tay, cánh tay, chân, hàm và mặt

– Co cứng các cơ, chi hoặc toàn thân

– Cử động chậm chạp

– Tư thế đứng, ngồi, di chuyển, không ổn định

– Khả năng giữ thăng bằng và phối hợp kém, dễ té ngã

2.1 Triệu chứng bệnh Parkinson ở người trẻ không liên quan đến vận động 

– Mất khứu giác

– Rối loạn thị giác

– Rối loạn hành vi REM

– Thay đổi tâm trạng, thường xuyên phiền muộn

– Thay đổi tư duy, suy nghĩ

– Hạ huyết áp tư thế, đặc biệt khi đứng lên

Khó ngủ, ngay cả khi bạn đã ngủ nhiều vào ban ngày hoặc là quá ít vào ban đêm

– Gặp vấn đề ở bàng quang

– Giảm ham muốn tình dục

– Cân nặng thất thường

– Thường xuyên mệt mỏi

– Táo bón hoặc tiểu tiện không tự chủ

– Lú lẫn, khó ghi nhớ mọi thứ, sa sút trí tuệ

Người trẻ bị bệnh parkinson có triệu chứng gì?

Triệu chứng bệnh Parkinson ở người già và người trẻ có những điểm tương đồng nhất định, gồm run, giảm vận động, mất thăng bằng,…

3. Sự khác nhau giữa bệnh Parkinson ở người già và người trẻ

Dù có sự giống nhau cơ bản về các triệu chứng của bệnh Parkinson nhưng ở mỗi độ tuổi, các nhóm triệu chứng nổi bật lại có sự khác biệt. Cụ thể, những người trẻ tuổi thường gặp nhiều biểu hiện liên quan đến rối loạn vận động hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh Parkinson.

Đồng thời, những người trẻ bị Parkinson cũng có nhiều khả năng bị loạn trương lực cơ. Biểu hiện là các đợt co cơ kéo dài dẫn đến chuột rút ở các chi hay tư thế bất thường như trẹo bàn chân.

Ngược lại, các triệu chứng về nhận thức lại có xu hướng ít xảy ra hơn đối với bệnh nhân Parkinson khi còn trẻ.

Ngoài ra, biểu hiện run tay ở người trẻ do bệnh Parkinson khởi phát sớm đôi khi có thể bị nhầm lẫn với bệnh run tay ở người trẻ tuổi do nguyên nhân di truyền hoặc do các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, bạn cần thực hiện thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất trong trường hợp có các biểu hiện nghi ngờ.

4. Bị bệnh Parkinson khi còn trẻ có nguy hiểm không?

Trước nay, Parkinson vẫn luôn được coi là bệnh của người lớn tuổi. Do vậy mà các biểu hiện xảy ra ở người trẻ tuổi thường không được chú ý. Điều này dẫn đến bệnh không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai trong một thời gian dài, từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm mà đáng ngại nhất là tàn phế.

Trong khi đó nếu bệnh Parkinson khởi phát sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sự tiến triển của bệnh thường chậm hơn rất nhiều so với ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân một phần là do những người trẻ tuổi thường không có nhiều vấn đề về sức khỏe và thường có khả năng đáp ứng tốt hơn với quá trình trị liệu.

5. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở những người trẻ tuổi

Hiện nay, nguyên nhân gây khởi phát bệnh Parkinson sớm vẫn chưa được xác định, tuy nhiên một số nghiên cứu đã cho thấy bệnh có thể xảy ra do yếu tố di truyền. Cụ thể, một số đột biến nhất định (ví dụ gen PRKN) có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh Parkinson ở những người người trẻ hoặc ở thanh thiếu niên. Đặc biệt bệnh dễ khởi phát hơn ở các bệnh nhân mà trong gia đình đã có người mắc Parkinson.

Bên cạnh đó, một số ít trường hợp bệnh Parkinson xảy ra ở người trẻ khi có sự thoái hóa phần não bộ chuyên sản xuất Dopamine – hormone có nhiệm vụ gửi tín hiệu não để điều khiển chuyển động của cơ thể. Sự thoái hóa này thường xảy ra ở độ tuổi ngoài 60 nhưng đôi khi do đột biến gen, quá trình này diễn ra sớm hơn, khiến bệnh nhân mắc Parkinson từ khi còn trẻ.

Ngoài ra, thực tế cho thấy có những bệnh nhân mắc phải Parkinson ở độ tuổi khá trẻ có thể do họ tiếp xúc hoặc làm việc ở môi trường có hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, mangan, chì, chất diệt cỏ (bao gồm chất độc màu da cam), biphenyl polychlorinated hoặc các dung môi hóa học khác…

Nguyên nhân gây bênh Parkinson ở những người trẻ tuổi

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh Parkinson khi còn trẻ được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền.

Việc nhận biết và phát hiện sớm bệnh Parkinson ở người trẻ là một trong những yếu tố quan trọng để tăng khả năng điều trị bệnh. Ngay khi thấy các triệu chứng bất thường, bạn hãy chủ động thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital