Bệnh lý viêm kết mạc bờ mi cần điều trị như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Bệnh lý viêm kết mạc bờ mi có thể xảy ra ở mọi đối tượng cũng như giới tính, tuy nhiên thường gặp hơn ở những người trẻ tuổi. Viêm bờ mi nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm có thể dẫn tới một số biến chứng bệnh nguy hiểm cho mắt. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về các phương pháp điều trị có hiệu quả đối với bệnh lý này nhé.

1. Tìm hiểu chung về bệnh lý viêm bờ mi

1.1. Khái niệm viêm kết mạc bờ mi. Bệnh có những dạng nào?

Bệnh lý viêm bờ mi là tình trạng phần mi mắt bị sưng viêm, đỏ tấy. Mặc dù bệnh xuất hiện ở lông mi tuy nhiên nếu không được điều trị chúng có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ mí mắt.

Viêm bờ mi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi tuy nhiên đối tượng người trẻ tuổi có xu hướng hay mắc bệnh hơn đối tượng người cao tuổi.

viêm kết mạc bờ mi là gì

Bệnh lý viêm bờ mi là tình trạng phần mi mắt bị sưng viêm, đỏ tấy

Hiện nay, bệnh lý viêm bờ mi được phân chia thành 2 nhóm chính cụ thể như sau:

– Dạng viêm bờ mi trước: tình trạng này xảy ra thường do nguyên nhân tới từ vi khuẩn Staphylococcus cũng như do hiện tượng tăng tiết bã nhờn, gây vảy da chết. Trẻ em cũng thuộc nhóm đối tượng thường gặp hiện tượng viêm bờ mi này.

– Dạng viêm bờ mi sau: bệnh xảy ra khi các tuyến dầu ở bên trong phần mí mắt có hiện tượng tắc nghẽn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, hiện tượng rối loạn tuyến nhờn ở bờ mi cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

1.2. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm kết mạc bờ mi là gì?

Khi bị viêm bờ mi, bệnh nhân sẽ thường thấy xuất hiện một số triệu chứng như sau:

– Mắt có cảm giác bị sưng, đau, nóng rát kéo dài.

– Mắt bị khô.

– Xuất hiện nhiều ghèn mắt, dử mắt ở phần lông mi cũng như khóe mắt.

– Bệnh nhân bị chảy nước mắt nhiều, liên tục.

– Nhạy cảm với ánh sáng mạnh.

– Mắt có hiện tượng cộm, ngứa, khó chịu.

Các triệu chứng kể trên có thể xảy ra ở bờ mi trên hoặc lan ra toàn bộ phần mi trên và mi dưới. Đi kèm với các triệu chứng này, bệnh nhân có thể bị rụng lông mi.

1.3. Bệnh viêm bờ mi xảy ra do những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm bờ mi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân gây viêm bờ mi đó là:

– Cơ thể phản ứng lại với các vi khuẩn sinh sôi tại phần mí mắt.

– Hiện tượng viêm da tiết bã hoặc hội chứng đỏ mặt cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm bờ mi.

– Sự tấn công của các loại ký sinh trùng như Demodex, Herpes simplex,…

1.4. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm bờ mi?

Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố có thể khiến chúng ta dễ dàng bị viêm bờ mi hơn đó là:

– Tác dụng phụ xảy ra do các loại thuốc điều trị.

– Hiện tượng rối loạn chức năng tuyến bã nhờn ở phần mí mắt.

– Hiện tượng dị ứng với các dị nguyên: phấn hoa, bụi bẩn, mỹ phẩm,…

2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị đối với bệnh viêm bờ mi là gì?

viêm kết mạc bờ mi điều trị như thế nào

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm bờ mi

Để điều trị bệnh lý viêm bờ mi, bác sĩ cần dựa vào những triệu chứng lâm sàng của người bệnh kết hợp với thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:

– Khám mắt với đèn khe chuyên dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu của tình trạng viêm bờ mi.

– Lấy ghèn mắt, chất nhầy ở lông mi để phân tích chuyên sâu. Điều này giúp xác định loại vi khuẩn gây bệnh là gì, cũng như các chất có thể gây dị ứng, gây viêm nhiễm.

Từ các kết quả có được, bác sĩ sẽ có thể đưa ra cho bệnh nhân phác đồ điều trị bệnh hiệu quả. Một số biện pháp điều trị viêm bờ mi hay được áp dụng đó là:

Vệ sinh mi mắt bằng các thiết bị chuyên dụng như blephEx, lipiflow, công nghệ IPL,…

– Sử dụng BlephEx giúp loại bỏ các loại vi sinh vật có hại cho mi mắt, đồng thời giúp làm thông thoáng tuyến bã nhờn trên mi mắt, hạn chế tình trạng tắc trên bờ mi.

– Lipiflow là cách sử dụng nhiệt, áp suất để làm thông thoáng tuyến bã nhờn tắc nghẽn trên mi.

– Công nghệ IPL là biện pháp sử dụng ánh sáng xung động để làm thông tắc tuyến nhờn trên mi mắt.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thêm các loại thuốc giúp giảm tình trạng viêm nhiễm.

Một số loại thuốc chữa viêm bờ mi bác sĩ có thể chỉ định đó là:

– Các loại thuốc kháng sinh như azithromycin, erythomycin, bacitracin,…Thuốc có tác dụng kháng viêm cũng như phòng tránh nhiễm trùng cho mi mắt.

– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh dạng uống như: tetracycline, minocycline, doxycycline,…cũng giúp điều tị viêm cho mi mắt.

– Các loại thuốc có chứa corticoid giúp giảm sưng, viêm cho mi mắt.

3. Một số biện pháp chữa bệnh viêm bờ mi tại nhà

viêm kết mạc bờ mi bao lâu khỏi

Chủ động đi thăm khám mắt định kì để kịp thời phát hiện cũng như điều trị sớm các bệnh lý về mắt

Bên cạnh việc điều trị viêm bờ mi bằng thuốc và máy móc chuyên dụng, chúng ta cũng có thể chủ động chữa viêm bờ mi tại nhà với một số cách sau:

– Chườm ấm cho mi mắt: việc này có thể giúp cải thiện tình trạng sưng cho mi mắt. Bạn nên sử dụng khăn sạch nhúng nước ấm, sau đó vắt khô để nhẹ nhàng lau đi những tế bào chết, ghèn, dử cho phần mi mắt.

– Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất omega – 3. Các axit béo omega – 3 không chỉ đem lại tác dụng kháng viêm mà còn giúp cân bằng lại hoạt động của tuyến bã nhờn trên mi mắt. Bạn nên chủ động bổ sung omega – 3 qua thực phẩm hoặc các loại thực phẩm chức năng.

– Kiêng không ăn một số thực phẩm như: kem, bơ, bia, rượu, món ăn nhiều chất béo,..Các thực phẩm này có khả năng làm cản trở quá trình hồi phục của cơ thể, cũng như khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.

– Thực hiện các bài tập chớp mắt giúp tuyến nhờn ở mi mắt hoạt động ổn định và có hiệu quả hơn. Theo các bác sĩ, chúng ta nên dành thời gian chớp mắt 4 lần/ngày và mỗi lần chớp khoảng 20 – 30 lần.

Ngoài ra, bạn nên chủ động đi thăm khám mắt định kì để kịp thời phát hiện cũng như điều trị sớm các bệnh lý về mắt, tránh gây ra những biến chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới thị giác.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm bờ mi mắt. Nếu bạn cần chúng tôi tư vấn thêm các bệnh lý mắt khác hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhãn khoa đầu ngành, vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital