Bệnh lồi mắt là một hiện tượng không thể coi thường. Vậy lồi mắt là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh ra sao? Cùng Thu Cúc tìm hiểu ngay qua bài viết này nha.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh lồi mắt là gì?
Bệnh lồi mắt là hiện tượng nhãn cầu bị đẩy ra phía trước. Nói dễ hiểu đây là tình trạng nhãn cầu lồi ra hơn so với vị trí ban đầu. Lồi mắt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả ở trẻ sơ sinh.
Mắt lồi cũng là biểu hiện của một số bệnh lý khác như bệnh Basedow. Tình trạng mắt lồi cũng được chia nhiều cấp độ từ nặng đến nhẹ. Cụ thể có 4 mức độ như sau:
– Mức độ 1: 13-16 mm – mức nhẹ.
– Mức độ 2: 17- 20 mm.
– Mức độ 3: 20- 23 mm.
– Mức độ 4: 24 mm.
2. Triệu chứng lồi mắt
Bạn có thể xác định mắt có lồi hay không bằng cách quan sát từ trên trán xuống. Sau đó, bạn so sánh độ mở khe mi, nhìn nghiêng so sánh đỉnh giác mạc với cung lông mày. Cuối cùng, bạn đo độ lồi bằng thước Hertel.
– Mắt lồi một hoặc hai bên.
– Lồi mắt từ lâu hay mới bị.
– Tình trạng lồi mắt tiến triển nhanh hay chậm.
– Lồi mắt xuất hiện sau chấn thương, thường do thông động mạch cảnh xoang hang hay tụ máu hốc mắt.
– Lồi mắt tăng khi bạn thay đổi tư thế cúi đầu, nín thở.
– Lồi mắt kèm theo mờ mắt hay nhìn đôi.
– Lồi mắt kèm theo bị ù tai, đau đầu.
3. Nguyên nhân của bệnh lồi mắt
Tình trạng lồi mắt bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân chính khiến lồi mắt phải kể đến như:
3.1 Mắt lồi do tăng cường tuyến giáp
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mắt lồi là do tăng cường tuyến giáp. Tuyến giáp là một bộ phận nằm trước cổ, khi bạn đặt tay lên cổ là có thể cảm nhận. Tuyến giáp giúp kiểm soát các hormone trong quá trình trao đổi chất. Nếu hormone bị giải phóng quá nhiều sẽ gây cường tuyến giáp. Khi đó, mỡ sau nhãn cầu bị tích tụ và đẩy nhãn cầu ra phía trước gây lồi mắt.
3.2 Mắt lồi do bẩm sinh
Yếu tố bẩm sinh là từ khi sinh ra mắt đã có sự bất thường và lồi ra. Chúng ta có thể quan sát được mắt lồi theo thời gian. Tuy nhiên, hiện tượng lồi mắt này không quá nguy hiểm.
Bên cạnh đó, mắt lồi có thể do gen di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị mắt lồi thì có thể con cái cũng bị tương tự.
3.3 Mắt lồi do các bệnh về mắt
Các bệnh về mắt có thể kể đến như: cận thị nặng, loạn thị,… Trong quá trình mắt phải điều tiết quá nhiều để nhìn một vật, nhãn cầu có thể sẽ bị lồi nhẹ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến mắt bị lồi hơn.
Ngoài ra, các bệnh về hốc mắt như u mạch hốc mắt, viêm mô tế bào hốc mắt hoặc nhiễm trùng mô trong mắt cũng gây lồi mắt.
3.4 Mắt lồi do các khối u quanh vùng mắt
Các khối u quanh vùng mắt có thể là u lành tính hoặc u ác tính. U lành tính gây nên các cục u trong hốc mắt và đẩy mắt ra ngoài khiến lồi mắt. Nếu là u lành tính chỉ cần phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn. Với u ác tính thì có thể là di căn của ung thư.
4. Điều trị lồi mắt như nào?
4.1 Phương pháp
Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào mức độ nặng nhẹ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có 3 phương pháp hay được sử dụng là:
– Dùng thuốc corticoides để điều trị lồi mắt.
– Xạ trị.
– Phẫu thuật.
4.2 Trình tự thực hiện
Về trình tự sẽ thực hiện như sau:
– Đầu tiên, bác sĩ chẩn đoán bằng hình ảnh. Dựa vào hình ảnh xác định tình trạng và cách xử lý.
– Trường hợp mắt lồi nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc orticoides. Ngoài ra, bạn có thể chọn phẫu thuật hoặc xạ trị. Nếu mắt bạn đang bị lồi ở mức độ nhẹ, chỉ cần phẫu thuật là có thể khỏi được vĩnh viễn.
– Trong điều trị và sau phẫu thuật, bạn phải kết hợp với các biện pháp bảo vệ mắt. Những biện pháp phòng ngừa tránh gây tổn thương đến mắt như: đeo kính, hạn chế tiếp xúc khói bụi, nhỏ mắt thường xuyên….
– Đảm bảo có chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ 8 tiếng, luyện tập bài tập về mắt,… Bên cạnh đó, nên có một chế độ ăn hợp lý, hạn chế sử dụng điện thoại quá lâu,…
Lưu ý mắt lồi xuất phát do các bệnh lý khác gây ra sẽ có một phác đồ điều trị riêng. Cụ thể như phẫu thuật hay phẫu thuật kết hợp cùng xạ trị và hóa trị.
5. Cách phòng tránh
– Thông thường, chỉ có thể phòng tránh lồi mắt trong trường hợp không phải bẩm sinh hoặc di truyền. Với di truyền bạn có thể hạn chế sinh con với người đã có bệnh lồi mắt bẩm sinh.
– Bên cạnh đó, có thể phòng tránh lồi mắt bằng cách bỏ hút thuốc khi có vấn đề cường giáp.
– Dùng đủ liều lượng i-ốt được khuyến cáo từ đó hạn chế bị các vấn đề về tuyến giáp.
– Dùng nước mắt nhân tạo mỗi ngày để bảo vệ giác mạc khỏi bị khô nghiêm trọng.
– Không dùng kính sai độ vì sẽ làm cho mắt căng phồng, lồi ra.
– Không làm việc quá lâu trong môi trường thiếu ánh sáng.
6. Những câu hỏi thường gặp về lồi mắt
6.1 Mắt lồi có chữa khỏi hẳn được không?
Mắt lồi có thể chữa khỏi được nếu do tình trang chấn thường hoặc nhiễm trùng gây ra. Khi đó, chỉ cần điều trị phục hồi đúng cách là mắt có thể lấy lại khả năng nhìn như trước. Những trường hợp mắt lồi do bệnh tuyến giáp, khối u, tăng nhãn áp… thì sẽ khó khăn hơn. Bạn phải điều trị dứt điểm các bệnh trên mới có thể thuyên giảm tình trạng mắt lồi. Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ một cách kiên nhẫn. Đặc biệt, không tự ý dùng thuốc hoặc thay các phương pháp khác gây ảnh hưởng tới mắt cũng như kéo dài thời gian điều trị.
6.2 Sau điều trị mắt lồi tầm nhìn có bị ảnh hưởng không?
Nếu phát hiện và điều trị mắt lồi kịp thời thì kết quả sau điều trị sẽ tốt hơn. Bệnh nhân lồi mắt khi áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình sẽ tránh được biến chứng và giữ tầm nhìn tốt hơn.
Hy vọng những thông tin về bệnh lồi mắt trên đây sẽ hữu ích với bạn. Đừng chủ quan mà hãy đi thăm khám tại các địa chỉ uy tín như Thu Cúc TCI bạn nhé.