Bệnh hắc võng mạc trung tâm là bệnh lý về mắt gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh. Đây là 1 trong 10 bệnh xuất hiện ở bán phần sau khiến cho thị lực của người bệnh suy giảm từ nhẹ đến mức trung bình tùy theo mức độ phát triển bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như giúp cho người đọc tìm ra được phương án điều trị bệnh lý hiệu quả và nhanh chóng.
Menu xem nhanh:
1. Những thông tin chung về bệnh hắc võng mạc
Hắc võng mạc trung tâm là một bệnh lý khá lành tính và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh lý có thể khiến cho thị lực bị suy giảm trầm trọng.
1.1. Định nghĩa bệnh lý hắc võng mạc
Hắc võng mạc là một bệnh lý được mọi người biết đến với rất nhiều cái tên khác nhau, điển hình như: viêm võng mạc trung tâm, viêm võng mạc trung tâm tái phát, bong võng mạc dẹt nguyên phát vùng hoàng điểm hay là viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Tuy nhiên, do bệnh lý này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả võng mạc và hắc mạc nên cái tên viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch được biến đến và phổ biến rộng hơn cả.
Hắc võng mạc là tên gọi cho tình trạng khi võng mạc của người bệnh có một bọng thanh dịch tích tụ lại ngay vùng trung tâm dưới lớp võng mạc. Bệnh lý sẽ khiến cho thị lực của người bệnh bị ảnh hưởng trực tiếp. Người bệnh sẽ thường bị hắc võng mạc ở một mắt và đây là bệnh lý có thể tái đi tái lại nhiều lần.
1.2. Phân loại bệnh lý hắc võng mạc
Dựa vào hình ảnh chụp được mạch huỳnh quang võng mạc mà các chuyên gia đã chia bệnh ra 4 thể chính:
– Bệnh lý hắc võng mạc trung tâm điển hình
– Bệnh hắc võng mạc trung tâm thể không điển hình
– Bệnh lý hắc võng mạc thể bong biểu mô sắc đơn thuần
– Thể biểu mô sắc tố võng mạc lan tỏa
Đây là bệnh lý mà chúng ta có bắt gặp ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á là khu vực ghi nhận nhiều trường hợp mắc hắc võng mạc trung tâm thanh dịch nhất như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam,… Bệnh lý thường xảy ra với những người bệnh trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi, nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ giới. Ngoài ra, những người bệnh đã từng có tiền sử bệnh đái tháo đường, viêm xoang, tăng huyết áp,… hay có thói quen hút thuốc lá đều có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.
2. Đây có phải là một bệnh lý nguy hiểm không?
Thông thường, người bệnh bị hắc võng mạc trung tâm sẽ thường bị mờ mắt bị bệnh trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng rồi sau đó bệnh lý sẽ suy giảm dần và tự khỏi. Chính vì vậy mà các chuyên gia đánh giá đây không phải một dạng bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, bệnh lý kéo dài hơn so với thông thường và có thể tiến triển nặng hơn, trở thành một bệnh lý mạn tính.
Khi hắc võng mạc trở thành bệnh mạn tính sẽ có thể khiến cho võng mạc biến đổi, gây teo võng mạc cũng như làm cho võng mạc bị mất đi chức năng của mình. Hơn nữa, theo các nghiên cứu, đây là bệnh lý mắt có tỉ lệ tái phát lên đến 30% nếu người bệnh không chăm sóc và kiểm tra định kỳ thường xuyên.
3. Các dấu hiệu của bệnh hắc võng mạc
Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh chính là thị lực suy giảm tùy theo từng tình trạng của bệnh, có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh đôi khi cũng sẽ có các đám mờ hoặc tối trước mắt khiến cho hình ảnh sự vật thu lại bị khuyết ảnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhận biết các dấu hiệu của bệnh lý thông qua các triệu chứng khác như:
– Người bệnh bị rối loạn với màu sắc:
Người bệnh sẽ nhìn thấy các màu sắc nhạt, màu sáng và màu vàng có sự thay đổi rõ rệt. Đây chính là triệu chứng sớm nhất mà cũng là triệu chứng tồn tại khá lâu khi người bệnh mắc hắc võng mạc. Triệu chứng này có thể vẫn sẽ tồn tại kể cả khi bệnh lý đã ổn định trọng khoảng 2 – 3 tháng.
– Biến dạng hình ảnh:
Khi người bệnh nhìn vào những góc cạnh như tường, cửa sổ, các hình vuông, chữ nhật,… sẽ đều cảm giác các sự vật bị cong vênh, méo mó.
4. Chẩn đoán bệnh lý ra sao?
Để chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ sẽ hỏi về những tình trạng có thể khiến cho mắt bị hắc võng mạc như:
– Người bệnh có bị stress, căng thẳng quá độ không?
– Người bệnh có bị mất ngủ trong thời gian dài không?
– Thói quen nghiện rượu, nghiện hút thuốc lá,…
– Người bệnh xét nghiệm thấy có nồng độ cortisol cao
– Tiền sử bệnh lý đã và đang điều trị các bệnh lý khác như viêm da dị ứng, viêm xoang,…
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như:
– Làm xét nghiệm đánh giá độ lóa của hoàng điểm:
Các bác sĩ sẽ sử dụng loại máy soi đáy mắt để chiếu sáng vùng hoàng điểm trong vòng khoảng 30 giây. Sau đó bác sĩ sẽ đo thị lực sau khi thực hiện để so sánh với kết quả đã thu được trước khi soi đáy mắt. Thường thì chỉ khoảng sau từ 30 – 50 giây, thị lực của người bệnh sẽ hồi phục lại như trước khi thực hiện soi đáy mắt.
– Các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ hơn bằng cách quan sát và đánh giá liệu ánh sáng tại vùng trung tâm hoàng điểm có bị sẫm màu hay giảm hoặc mất đi không? Võng mạc ở vùng trung tâm của hoàng điểm liệu có bị gồ lên hay có vòng tròn hoặc một phần của vòng tròn không?
– Sau đó, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện phương pháp chụp cắt lớp quang học võng mạc. Tiếp theo, người bệnh sẽ được chụp thêm chụp mạch huyền quang để có thể phân biệt với các bệnh khác chính xác hơn.
5. Làm thế nào để có thể điều trị bệnh lý hắc võng mạc trung tâm?
Vì chưa có nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân cụ thể, do đó, bác sĩ sẽ tập trung hỗ trợ và theo dõi tình trạng bệnh để điều trị bệnh lý mắt này.
– Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ sẽ điều trị bệnh lý bằng thuốc giãn mạch để có thể giảm thiểu được tình trạng phù nề và cung cấp thêm dinh dưỡng cho mắt. Đây là phương pháp được áp dụng cho bệnh lý hắc võng mạc trung tâm lành tính.
– Bệnh ở giai đoạn nặng
Khi bệnh lý kéo dài hơn thông thường và tái đi tái lại nhiều lần, các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm chụp mạch huỳnh quang để có thể xác định điểm rò. Sau đó dùng laser quang đông võng mạc, đốt điểm rò rỉ và rút dịch trong võng mạc ra để cải thiện thị lực người bệnh.
– Giai đoạn mới mắc bệnh
Khi bệnh lý ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp laser vi sung mới để điều trị mà không cần chờ cho bệnh thuyên giảm sau 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, do đây vẫn còn là phương pháp mới nên không phải ở đâu cũng có.
– Kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn
Người bệnh nên nghỉ ngơi đủ và tránh những yếu tố có thể khiến cho bệnh trở nặng như: bia rượu, thuốc lá, stress, căng thẳng,… Tâm lý của người bệnh cũng nên thoải mái vì bệnh lý đa số trường hợp đều là lành tính và chỉ cần can thiệp điều trị bằng thuốc là sẽ thuyên giảm và khỏi bệnh.