Cách chữa bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là bệnh lý nhãn khoa liên quan đến rối loạn hàng rào máu võng mạc. Bệnh lý nhãn khoa này tương đối lành tính. Mặc dù vậy, nó vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bệnh nhân cũng như vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng. Vậy, làm thế nào để chữa bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch? Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này.

1. Khái niệm, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, nhận biết, biến chứng

1.1. Khái niệm

Như đã chia sẻ phía trên, hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là bệnh lý nhãn khoa liên quan đến rối loạn hàng rào máu võng mạc. Ngay bên dưới võng mạc bệnh nhân hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, ở trung tâm, có một bọng thanh dịch tích tụ.

Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là bệnh lý nhãn khoa liên quan đến rối loạn hàng rào máu võng mạc.

Bên dưới võng mạc bệnh nhân hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có một bọng thanh dịch.

1.2. Nguyên nhân

Cho tới thời điểm hiện tại, nguyên nhân phát sinh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch vẫn còn là một bí ẩn, ngay cả với các chuyên gia nhãn khoa. Tuy nhiên, giả thuyết về nguyên nhân khởi phát hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thì vẫn có. Cụ thể, chúng là:

– Thuyết gây bệnh do Hormon: Thuyết này cho rằng do tăng sinh cortisol nội sinh hoặc lạm dùng cortisol ngoại sinh mà tình trạng rối loạn đông máu xuất hiện, làm màng Bruch và hàng rào RPE bị hủy hoại, khiến hoạt động vận chuyển nước và ion qua chúng bị ảnh hưởng.

– Thuyết gây bệnh do H.pylori: Thuyết này cho rằng hắc võng mạc trung tâm thanh dịch cũng hình thành do rối loạn đông máu, nhưng tình trạng rối loạn đông máu không phải do tăng sinh cortisol nội sinh hay lạm dụng cortisol ngoại sinh mà là do vi khuẩn.

1.3. Yếu tố nguy cơ

Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có một số yếu tố nguy cơ. Theo đó, nếu bạn là: Nam giới, trên 20 tuổi, người Châu Á, tâm lý yếu, cơ địa đặc biệt, có một số thói quen tiêu cực (hút thuốc lá, uống rượu bia,…), có bệnh lý nền, bị rối loạn miễn dịch hoặc gia đình có tiền sử mắc hắc võng mạc trung tâm thanh dịch,…, bạn có nguy cơ mắc hắc võng mạc trung tâm thanh dịch cao hơn so với bình thường.

1.4. Nhận biết

Sự tồn tại của bệnh lý nhãn khoa hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thường đi kèm một số biểu hiện đặc trưng như bệnh nhân nhìn thấy:

– Vùng đen trước mắt hay còn gọi là ám điểm trung tâm tương đối,

– Vật thể biến dạng (méo, cong) hoặc vật thể sai lệch kích thước so với thực tế,

– Màu sắc thay đổi, đặc biệt là đối với những màu nhạt và màu sáng,…

Ngoài ra, bệnh nhân hắc võng mạc trung tâm thanh dịch còn có thể nhức đầu và nhức mắt âm ỉ hoặc dữ dội.

Bệnh nhân hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có thể bị nhức đầu.

Nhức đầu là một trong những biểu hiện của hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.

1.5. Biến chứng

Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có thể biến mất trong 4 – 6 tháng mà không cần can thiệp y tế, trong hầu hết các trường hợp. Chính vì vậy, bệnh lý nhãn khoa này được đánh giá là tương đối lành tính. Tuy nhiên, trong số ít các trường hợp còn lại, hắc võng mạc trung tâm thanh dịch tái phát nhiều lần, trước khi tiến triển đến mạn tính, khiến bệnh nhân teo võng mạc và suy giảm thị lực một phần hoặc toàn phần vĩnh viễn.

2. Chẩn đoán, điều trị

2.1. Chẩn đoán

Bệnh lý nhãn khoa hắc võng mạc trung tâm thanh dịch được chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng.

2.1.1. Thăm khám lâm sàng

Có thể xác định được bệnh lý này nếu soi đáy mắt, chuyên gia quan sát thấy tình trạng hoàng điểm sẫm màu; ánh sáng trung tâm giảm hoặc tiêu biến tuyệt đối; vùng tổn thương nhô cao; bờ phản sáng là một phần vòng tròn hoặc một vòng tròn. Nếu hắc võng mạc trung tâm thanh dịch trên 3 tuần tuổi, vùng tổn thương tại võng mạc bệnh nhân có thể xuất hiện cặn vàng, tròn, nhỏ như đầu kim, nằm rải rác.

2.1.2. Thăm khám cận lâm sàng

Sau thăm khám lâm sàng, sự tồn tại của hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có thể được củng cố vững vàng hơn nếu sử dụng máy sinh hiển vi, chuyên gia nhãn khoa quan sát thấy:

– Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch dưới 3 tuần tuổi: Võng mạc chia thành 2 phần. Phần trong có mạch máu hướng về buồng dịch kính và phần ngoài là lớp biểu mô sắc tố, giữa 2 phần là bọng thanh dịch.

– Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch trên 3 tuần tuổi: Xuất hiện cặn ở vùng tổn thương tại võng mạc.

2.2. Chữa bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch như thế nào?

Theo chuyên gia, do chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, bệnh chưa thể được điều trị triệt để. Theo đó, chủ động chữa hắc võng mạc trung tâm thanh dịch về bản chất chỉ là hạn chế bệnh lý nhãn khoa này phát triển và hỗ trợ cơ thể bệnh nhân tự chữa lành.

2.2.1. Hạn chế hắc võng mạc trung tâm thanh dịch phát triển

Để hạn chế hắc võng mạc trung tâm thanh dịch phát triển, việc sử dụng cortisol dưới mọi hình thức: Tiêm, uống, nhỏ, bôi, khí dung,… bệnh nhân cần giảm hoặc dừng hẳn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tránh dùng các thuốc kích thích như: Sildenafil, Ecstasy,…

Cách chữa bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.

Hạn chế hoặc dừng sử dụng cortisol dưới mọi hình thức.

2.2.2. Hỗ trợ cơ thể bệnh nhân hắc võng mạc trung tâm thanh dịch tự chữa lành

– Sử dụng quang đông – laser vá điểm rò rỉ cách hoàng điểm 2 đường kính gai thị: Hiệu quả của phương pháp này đã được nhiều chuyên gia nhãn khoa kiểm chứng. Tuy nhiên, đây là phương pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, chỉ được chỉ định cho bệnh nhân mắc hắc võng mạc trung tâm thanh dịch kéo dài hoặc bệnh nhân tái phát hắc võng mạc trung tâm thanh dịch nhiều lần.

– Sử dụng thuốc giãn mạch, giảm phù nề,…

– Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh, cố gắng tối đa để loại bỏ các yếu tố có thể tác động tiêu cực đến tình trạng hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, như: Thuốc lá, rượu bia, stress,…

Phía trên là cách chữa hắc võng mạc trung tâm thanh dịch và nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh lý nhãn khoa này. Để biết thông tin chi tiết chuyên sâu về bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, liên hệ Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital