Hiện nay, đời sống con người phát triển hơn, chế độ ăn uống dư thừa là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh gout. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn bệnh gout đau ở đâu, làm thế nào để chữa bệnh gout hiệu quả.
Chị Vân, 47 tuổi chia sẻ: “Nhiều người bảo phụ nữ ở tuổi mãn kinh hay mắc những bệnh lý tim mạch, xương khớp nên tôi cũng rất lo lắng. Gần đây thấy khớp ngón chân cái sưng đau tôi đang sợ mình bị mắc bệnh gout không biết bệnh gout đau ở đâu, tôi cũng muốn đi thăm khám nhưng chưa biết cần làm xét nghiệm gì chẩn đoán bệnh gout.”
Những băn khoăn của chị Vân cũng là nhu cầu tìm hiểu của nhiều người khi còn đang rất mơ hồ về bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về bệnh:
Menu xem nhanh:
Bệnh gout đau ở đâu?
Gout là một dạng phức tạp của bệnh viêm khớp đặc trưng bởi sự bất ngờ, các cơn mẩn đỏ và đau ở các khớp nghiêm trọng, thường tại gốc của ngón chân cái.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút gần như là cấp tính, xảy ra đột ngột, thường vào ban đêm và không có cảnh báo. Chúng bao gồm:
Đau khớp dữ dội. Bệnh Gout thường ảnh hưởng đến các khớp lớn các ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Cơn đau có thể sẽ là nghiêm trọng nhất trong vòng 12 đến 24 giờ đầu tiên sau khi nó bắt đầu.
Khó chịu kéo dài. Sau khi đau nặng nhất giảm xuống, một số khó chịu khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Cơn gout cấp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp và kéo dài.
Viêm đỏ. Các khớp bị ảnh hưởng hoặc khớp trở nên sưng đỏ và đau.
Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh gout
Với băn khoăn cần làm những xét nghiệm gì chẩn đoán bệnh gout, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm cần thiết chẩn đoán bệnh hiệu quả.
Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh gout là xét nghiệm chất dịch ở khớp để xem có các tinh thể axit uric không. Tuy nhiên, ở những người bị ngón chân cái sưng cấp tính, đỏ và đau, thì thường khó lấy được dịch khớp.
Những kiểm tra và xét nghiệm sau đây có thể giúp chẩn đoán và điều trị bệnh gout:
Xét nghiệm đo mức axit uric trong máu
Xét nghiệm đo mức axit uric trong nước tiểu
Trong khi chiếu X-quang các đầu chi (bàn tay, bàn chân) đôi khi giúp chẩn đoán ở các giai đoạn cuối, thường thì X-quang không giúp chẩn đoán bệnh gout ở thời kỳ đầu. Ở giai đoạn cuối, các cục tophi hay cả các chỗ xương thoái hóa gần khớp có thể trông thấy. cơn đau gout thường khiến người bệnh đi bác sĩ trước khi những thay đổi lâu dài có thể phát hiện được bằng X-quang. Tuy thế, X-quang có thể giúp loại bỏ các nguyên nhân gây viêm khớp khác.
Chữa bệnh gout bằng cách nào hiệu quả?
Mục tiêu điều trị gout là giảm đau nhanh và phòng những cơn đau sau này cùng những tiến triển lâu dài, như hỏng khớp và hư thận. Điều trị gồm có thuốc và các bước thực hiện ở nhà để ngăn chặn những cơn đau sau này.
Trị liệu bệnh gout với thuốc nhằm giảm các triệu chứng và các biện pháp lọai bỏ nguyên nhân gây bệnh. Với các loại thuốc, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định, cần uống theo đúng đơn thuốc không bỏ dở gây khó khăn cho việc điều trị.
Ngoài ra, để điều trị bệnh gout người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp với một số lưu ý sau:
- Uống 8 – 16 ly (khoảng 2 đến 4 lít) chất lỏng mỗi ngày, bao gồm nước ít nhất 50%.
- Tránh uống rượu.
- Ăn một lượng vừa phải chất đạm, tốt nhất từ các nguồn lành mạnh, chẳng hạn như sữa ít béo hoặc không béo, đậu phụ, trứng và bơ lạc.
- Hạn chế lượng cá, thịt, gia cầm hàng ngày 114 – 170 gram.
Thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết giúp kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh gout và có hướng điều trị hiệu quả.