Trong cuộc sống hằng ngày, những căn bệnh phụ khoa luôn trở thành nỗi lo thường trực của hầu hết chị em phụ nữ. Khi quyết định đến bệnh viện thì bảng giá khám phụ khoa chính là vấn đề mà luôn được các bệnh nhân quan tâm hàng đầu.
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của khám phụ khoa
Có một điều như thế này, những căn bệnh liên quan đến phụ khoa sẽ không phải phát triển theo chiều hướng bùng phát đột xuất và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Bệnh phụ khoa sẽ âm ỉ trong cơ thể của người phụ nữ, qua nhiều năm mới biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, khi những mầm chồi của căn bệnh này phát triển hầu hết chị em vô cùng chủ quan và không đến phòng khám phụ khoa kiểm tra ngay lập tức.
Việc bạn đến ngay bệnh viện để khám phụ khoa thì có thể kiểm soát được những vấn đề quan trọng như sau:
– Nhanh chóng giúp bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm như là biết được nguyên nhân mắc bệnh là gì, hiện nay đang có những bộ phận nào đang bị ảnh hưởng xấu. Từ đó, người bệnh sẽ nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt kịp thời, biết chăm sóc cơ thể đúng cách.
– Bảo vệ một thai kì khỏe mạnh: Đối với phụ nữ nhất là trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố thường xuyên bị thay đổi. Vì thế môi trường trong âm đạo cũng bị tác động và rất dễ gây nên những căn bệnh phụ khoa. Cho nên kiểm soát được bệnh trước khi bạn có em bé sẽ giảm thiểu được phần lớn những tác nhân gây nên các vấn đề liên quan đến âm đạo.
– Giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm dễ gặp sau tuổi 35 như: viêm đường tiết niệu, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung,…
2. Bảng giá khám phụ khoa ban đầu và nội dung khám chi tiết
2.1 Bảng giá khám phụ khoa ban đầu tại các bệnh viện, phòng khám
Bảng giá khám phụ khoa ban đầu tại các bệnh viện và phòng khám thường sẽ giao động từ 300.000 – 500.000 đồng tùy theo từng nơi mà bệnh nhân đăng ký khám. Tuy nhiên, chị em lưu ý đây chỉ là phí khám ban đầu, còn tùy vào chỉ định của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể mà chi phí khám phụ khoa sẽ có sự thay đổi, nhất là khi bạn cần phải tiến hành thêm một số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân bệnh.
Với các danh mục thăm khám phụ khoa nâng cao như là: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm PAP, soi dịch tươi âm đao,… thì bệnh nhân sẽ cần phải trả thêm một khoản phí nhất định tương đương với từng xét nghiệm.
2.2 Nên lựa chọn phòng khám phụ khoa tại bệnh viện hay phòng khám phụ khoa tư nhân?
Để giúp bệnh nhân có một phác đồ điều trị hiệu quả cũng như thuận lợi trong quá trình thăm khám thì việc lựa chọn thăm khám tại phòng khám phụ khoa trực thuộc bệnh viện được nhiều người lựa chọn hơn, bởi vì:
– Về bác sĩ: Khi khám phụ khoa tại bệnh viện, thay vì chỉ có một vài bác sĩ như ở phòng khám tư nhân thì tại đây sẽ có một đội ngũ bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng xử lý qua hàng nghìn ca bệnh khó. Từ đó, giúp cho việc tìm ra dấu hiệu của bệnh và lên phác đồ điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
– Thiết bị y tế: Đây là điểm trừ rất lớn đối với những phòng khám tư nhân bên ngoài. Bởi vì các trang thiết bị hỗ trợ chẩn đoán, hệ thống xét nghiệm sẽ không được đầy đủ và đồng bộ với nhau, khiến cho quá trình thăm khám của bác sĩ mất nhiều thời gian và gặp khó khăn. Bên cạnh đó, nếu như bạn cần thực hiện những xét nghiệm nâng cao nhưng phòng khám không thể đáp ứng thì bác sĩ cũng sẽ cần phải chỉ định bạn về thăm khám tại bệnh viện. Nếu như thăm khám từ đầu tại viện sẽ giúp bạn hạn chế được yếu tố này.
– Chi phí khám chữa bệnh: Có một ưu điểm khi bạn thăm khám tại bệnh viện, đặc biệt tại những bệnh viện tư lớn đó là bạn có thể sử dụng bảo hiểm để giảm bớt đi chi phí khám chữa bệnh. Đây là điều mà các phòng khám nhỏ lẻ không đáp ứng được.
2.3 Khám phụ khoa thường là khám những gì?
Quá trình khám phụ khoa ban đầu sẽ cần phải đi qua những bước như sau: Thăm, hỏi thông tin bệnh nhân -> Thăm khám sơ bộ-> Chỉ định những xét nghiệm cần thiết -> Đọc kết quả và tư vấn điều trị.
2.3.1 Tìm hiểu thông tin bệnh nhân
Đây là bước đầu tiên để giúp bác sĩ hiểu rõ về tình trạng của bệnh nhân khi bạn đến phòng khám phụ khoa. Phụ khoa là những vấn đề thuộc về phạm trù tế nhị, do vậy nhiều chị em cảm thấy ngại ngùng khi chia sẻ cùng bác sĩ. Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện bộc phát ra phía ngoài thì những dấu hiệu bạn cảm nhận được bên trong cơ thể vô cùng quan trọng. Góp phần lớn vào quá trình chẩn đoán của bác sĩ. Do vậy, để buổi thăm khám đạt được hiệu quả cao nhất thì sự thoải mái của bạn và những chia sẻ thẳng thắn mà một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.
Một số thông tin bác sĩ cần bạn cung cấp như là: Các vấn đề liên quan đến chu kì kinh nguyệt, dấu hiệu của mụn trứng cá, cân nặng, thói quen tình dục, biện pháp ngừa thai, đã từng mắc bệnh lí nào liên quan đến đường tình dục hay chưa, đã từng sử dụng chất kích thích hay chưa, khả năng kiềm chế cảm xúc.
2.3.2 Thăm khám sơ bộ
– Khám bên ngoài: Ở bước này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sơ bộ bên ngoài âm đạo xem có dấu hiệu mẩn ngứa gì hay không. Sau đó sẽ thăm khám vùng ngực nhằm tìm kiếm dấu hiệu bất thường.
– Khám âm đạo: Sau khi quan sát bên ngoài âm đạo xong, bác sĩ sẽ tiếp tục thăm khám bên trong bằng mỏ vịt nhằm tìm những dấu hiệu bệnh ở thành âm đạo và cổ tử cung. Nếu như nghi ngờ có dấu hiệu bệnh phụ khoa thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch âm đạo hoặc tế bào để mang đi xét nghiệm.
– Kiểm tra bộ phận sinh dục: Đối với những phụ nữ đã có gia đình, để kiểm tra bộ phận sinh dục bác sĩ tiến hành siêu âm đầu dò. Còn đối với những chị em chưa quan hệ tình dục thì bác sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.
– Khám tử cung: Bác sĩ sẽ sử dụng tay sờ nắn xung quanh vùng bụng để xác định vị trí cũng như kích thước của tử cung. Khám tử cung nhằm mục đích phát hiện những bệnh lí về tử cung, cho nên bác sĩ có thể tiến hành siêu âm đầu dò hoặc siêu âm qua thành bụng để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, buồng trứng, cổ tử cung và ống dẫn trứng.
2.3.3 Chỉ định những xét nghiệm phụ khoa cần thiết
Đối với mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ có những nguy cơ gây bệnh khác nhau. Do vậy, tùy vào từng tình trạng bệnh nhân đến phòng khám phụ khoa mà bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm phù hợp. Trong bảng giá khám phụ khoa tại các bệnh viện, phòng khám sẽ không bao gồm chi phí xét nghiệm.
– Xét nghiệm PAP Smear: Đây là một loại xét nghiệm tế bào học để tầm kiểm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Phương pháp này được thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung. Đây là một đoạn hẹp nằm dưới cổ tử cung, ngay phía trên âm đạo của phụ nữ.
– Soi tươi dịch âm đạo: Dịch âm đạo – khí hư là sự phản ánh chân thực nhất về sức khỏe của bệnh nhân. Đây là phương pháp xác định nguyên nhân và tình trạng khí hư bất thường, từ đó giúp bác sĩ nhận định chính xác bệnh lý phụ khoa. Chi phí soi dịch tươi âm đạo cũng sẽ nằm ngoài bảng giá khám phụ khoa ban đầu và cần bệnh nhân phải chi trả thêm.
– Xét nghiệm HPV: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung và mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Virus này sẽ thường lây lan qua đường tình dục nếu như bạn không thực hiện các biện pháp quan hệ an toàn.
– Xét nghiệm CA – 125: Đây là phương pháp xét nghiệm nhằm mục đích kiểm tra nồng độ protein trong máu. Từ đó sẽ làm căn cứ để giúp bác sĩ chẩn đoán được ung thư có bị phát triển ở buồng trứng hay không.
Khám phụ khoa là việc hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng với chị em phụ nữ. Theo khuyến cáo của chuyên gia bạn nên thực hiện khám phụ khoa 2 lần/năm để luôn nắm rõ tình hình sức khỏe của mình cũng như điều trị kịp thời các mầm bệnh có khả năng phát triển nguy hiểm hơn.