Các loại virus tấn công làm tổn thương gan gây ra viêm gan. Đây là căn bệnh dễ lây nhiễm. Vậy viêm gan lây qua đường nào? Biết rõ thông tin về các con đường lây lan của virus sẽ giúp việc phòng và chữa bệnh hiệu quả hơn. Đồng thời cũng giảm sự lo lắng thái quá khi phải tiếp xúc với những người bị bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Khả năng lây lan của bệnh viêm gan
Viêm gan là bệnh truyền nhiễm. Theo nghiên cứu của Viện Dịch tễ học, virus viêm gan hiện nay được chia thành 6 loại gồm: Virus viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, D, E và virus viêm gan G. Bệnh viêm gan lây lan chủ yếu từ người sang người. Mỗi loại virus viêm gan có những con đường lây lan khác nhau. Virus viêm gan nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh nhất là viêm gan B, viêm gan C. Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao hơn 100 lần virus HIV. Chúng còn có khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất 1 tuần. Nếu virus có cơ hội tiếp xúc với cơ thể của người chưa được tiêm vắc xin thì sẽ dễ nhiễm bệnh.
2. Viêm gan lây qua đường nào
Hiện nay có tới 6 loại virus viêm gan. Mỗi loại bệnh viêm gan có những đặc điểm khác nhau. Những con đường lây bệnh giống hoặc khác nhau. Trước hết người bệnh cần xác định mình bị nhiễm virus viêm gan nào. Muốn tìm hiểu kỹ hơn về viêm gan lây bằng cách nào, ta sẽ phân tích từng loại viêm gan.
2.1 Viêm gan A
Viêm gan A thường lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Virus viêm gan A không tồn tại trong máu vì vậy rất hiếm khi lây qua con đường này. Các khả năng lây nhiễm khác của viêm gan A:
– Tiếp xúc với virus viêm gan A qua con đường ăn uống.
– Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh như: Khăn mặt, bàn chải, bát đũa, cốc,…
– Không vệ sinh sạch sẽ cùng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với chất thải của người bệnh: Phân, nước tiểu,…
– Quan hệ tình dục qua đường hậu môn và miệng với người bị viêm gan A mà không sử dụng biện pháp an toàn.
– Không rửa tay sạch sẽ cùng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
– Sử dụng nguồn nước có chứa virus viêm gan A để nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày. Việc sử dụng lâu dài nguồn nước không sạch cũng rất dễ có nguy cơ nhiễm bệnh.
2.2 Viêm gan lây qua đường nào? Tìm hiểu con đường lây viêm gan B
Do tốc độ lây nhiễm của viêm gan B khá lớn nên số lượng người mắc bệnh cũng nhiều. Có tới 20% dân số Việt Nam bị viêm gan B. Virus viêm gan B truyền nhiễm qua nhiều con đường như:
Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B là con đường phổ biến để lây truyền virus. Phần lớn trường hợp nhiễm viêm gan B do quan hệ tình dục với nhiều người hoặc gái mại dâm bằng đường miệng, hậu môn. Bạn có khả năng nhiễm virus HBV khi các vết thương hở trên cơ thể tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Dù chỉ là những vết xước rất nhỏ nhưng virus đã có thể thâm nhập và di chuyển vào máu của người khỏe mạnh.
Lây qua đường máu
– Tái sử dụng kim và ống tiêm: Việc truyền virus cũng có thể xảy ra thông qua việc tái sử dụng giữa những người nghiện tiêm chích ma túy.
– Dùng chung kim trong môi trường chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe: Châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, xăm lông mày,…
– Dùng chung đồ vệ sinh cá nhân: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng của người bị viêm gan B.
– Nhiễm máu nhiễm bệnh trong quá trình phẫu thuật, nha khoa,…
Truyền từ mẹ sang con
Các trường hợp lây từ mẹ sang con thường xảy ra ở những tháng cuối mang thai. Bé sơ sinh cũng có thể nhiễm bệnh trong vài tháng đầu sau sinh. Virus không lây qua nhau thai. Lây truyền từ mẹ sang con là một trong những hình thức lây nhiễm phổ biến. Để tránh ảnh hưởng đến bé sơ sinh, khi mang thai người mẹ nên khám sức khỏe để phát hiện bệnh sớm.
Mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối mang thai. Nồng độ virus viêm gan B (HBV DNA) cũng ảnh hưởng đến khả năng truyền bệnh. Nếu mẹ có nồng độ HBV cao và HBeAg (+) thì khả năng lây truyền cho con càng cao.
– Mẹ có HBeAg (+), tỷ lệ lây nhiễm lên tới 95% nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch.
– Mẹ có HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm thấp khoảng 32%.
– Virus viêm gan B tồn tại trong sữa mẹ rất ít. Vì vậy bé bị lây bệnh không phải do sữa. Nguyên nhân lây bệnh từ mẹ sang con là do trẻ bú cắn và vú mẹ có vết trầy xước.
– Không giống với viêm gan A, viêm gan B không lây nhiễm qua đường tiêu hóa: Nước uống, thức ăn,…
Virus HBV có tồn tại trong các loại dịch: Dịch âm đạo, tinh dịch, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, dịch mật,…Tuy nồng độ virus chỉ ở nồng độ thấp nhưng nếu da, niêm mạc bị tổn thương mà tiếp xúc với các loại dịch này thì có thể bị nhiễm bệnh.
2.3 Viêm gan C
Bệnh viêm gan lây qua con đường nào? Con đường phổ biến nhất của viêm gan C nói riêng và bệnh viêm gan nói chung là qua truyền máu. Nguyên nhân do không phát hiện virus trong máu của những người hiến máu. Tuy nhiên, với tiến bộ của y học ngày nay thì việc sàng lọc virus đã tốt hơn. Nguy cơ lây nhiễm qua đường truyền máu cũng được hạn chế và kiểm soát.
Viêm gan C cũng lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh giống viêm gan B.
2.4 Viêm gan D
Virus viêm gan D khiến gan bị nhiễm trùng gây tổn thương và suy giảm các chức năng hoạt động. Không giống các loại viêm gan khác, viêm gan D không tự nhiễm mà chỉ có thể mắc bệnh khi có bệnh lý nền là viêm gan B. Tỷ lệ viêm gan B tiến triển thành viêm gan D chiếm khoảng 5%.
Bệnh viêm gan D lây lan chủ yếu do người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bệnh. Cụ thể như:
– Dịch âm đạo
– Nước tiểu
– Truyền từ mẹ sang con
– Máu
2.5 Viêm gan lây qua đường nào? Các đường lây nhiễm viêm gan E
Viêm gan gây tổn thương nguy hiểm cho gan và dễ gây tử vong ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân do sức đề kháng ở thai phụ rất kém. Virus viêm gan E cũng lây từ người này sang người khác qua con đường ăn uống giống viêm gan A. Tiếp xúc với thức ăn, nước uống có chứa virus khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Ở các nước nông nghiệp, những nước kém phát triển, người dân vẫn dùng phân người để canh nông. Hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh làm môi trường bị ô nhiễm khiến thức ăn. Nước uống nhiễm bẩn chứa nguy cơ gây viêm gan.
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị viêm gan E thì rất có thể sẽ truyền sang con.
2.6 Viêm gan G
Viêm gan G là bệnh khá hiếm gặp. Virus viêm gan G thường viết tắt là HGV. Phần lớn bệnh nhân mắc virus viêm gan G thường không có triệu chứng nên rất khó phát hiện. Hiện nay việc chẩn đoán virus này ở nước ta còn gặp nhiều hạn chế do chưa có máy móc thuận lợi. Virus viêm gan G chủ yếu lây qua đường máu giống các bệnh viêm gan nguy hiểm khác.
3. Các phương pháp phòng bệnh viêm gan
Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Chủ động thực hiện các phương pháp phòng ngừa viêm gan là việc làm cần thiết. Khi đã biết viêm gan lây qua đường nào, mỗi người cần có những cách tự bảo vệ bản thân hiệu quả.
3.1 Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống
– Chú trọng vệ sinh thực phẩm, nên ăn và uống thức ăn đã chín vì viêm gan thường lây qua đường ăn uống.
– Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn nhất là sau khi đại tiện hoặc tiếp xúc với người bệnh.
– Tuyệt đối không dùng vật dụng cá nhân với người khác như dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
– Nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài.
– Không thức quá khuya, tốt nhất nên đi ngủ trước 11h đêm.
– Tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe để nâng cao thể lực chống chọi với bệnh tật nói chung và viêm gan nói riêng.
– Bổ sung Wasabia và S. Marianum để hỗ trợ khả năng chống độc của gan. Giúp gan hoạt động tốt để phòng ngừa các virus viêm gan tấn công.
3.2 Phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin
Biện pháp phòng ngừa virus viêm gan hiệu quả nhất chính là tiêm các loại vắc xin phòng bệnh viêm gan A, viêm gan B,…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt trong vòng 24h sau sinh. Tiêm nhắc lại các mũi khi trẻ được 2, 3, 4 tháng. Vắc xin có tác dụng tạo ra kháng thể bảo vệ hơn 95% bé sơ sinh, trẻ em, thanh niên nếu được tiêm đầy đủ. Hiệu quả của vắc xin bảo vệ cơ thể kéo dài ít nhất trong 20 năm. Nếu nồng độ kháng thể kháng virus > 1000 IU/L thì hiệu quả sẽ tới suốt đời.
Ở Việt Nam có tỷ lệ người mắc viêm gan lớn, đặc biệt là viêm gan B. Ngoài bé sơ sinh thì tất cả những người chưa có kháng thể chống virus viêm gan B đều nên tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Một số trường hợp cần ưu tiên tiêm phòng vaccin
– Những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm liên quan đến máu, truyền máu như: Bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người ghép tạng,…
– Người sống trong nhà tù.
– Những người nghiện hút, thường xuyên tiêm chích ma túy.
– Người chung sống cùng bệnh nhân viêm gan.
– Người thường quan hệ tình dục với người bệnh.
– Người có nhiều bạn tình cũng là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan cao.
– Nhân viên y tế – Những người thường xuyên tiếp xúc với máu và các sản phẩm liên quan do yêu cầu của công việc.
– Khách du lịch đi tới các nơi có tỷ lệ virus HBV cao mà chưa hoàn thành liệu trình tiêm vắc xin viêm gan B.
Trên đây là những thông tin liên quan đến viêm gan lây qua đường nào. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nhìn chung các loại viêm gan khá nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cao nhưng nếu có biện pháp phòng tránh hiệu quả thì chúng ta không nên quá lo lắng. Việc cần làm của những người bệnh hay cả những người khỏe mạnh là xây dựng nếp sống lành mạnh, tinh thần lạc quan để đẩy lùi mọi bệnh tật.
Lưu ý: Trên đây là những thông tin có tính chất tham khảo. Để biết các thông tin về dịch vụ y tế có đề cập trong bài vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900558892 để biết thêm thông tin chi tiết.