Bạn biết gì về bệnh viêm thanh quản?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Bệnh viêm thanh quản là chứng bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy bệnh viêm thanh quản do những nguyên nhân nào gây ra? Triệu chứng và cách chữa trị bệnh như thế nào sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây viêm thanh quản

Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh trong họng bị viêm và bị kích thích trở nên sưng lên, đồng thời khi này tiếng nói bị biến dạng, khàn hay nặng hơn là mất tiếng.
Tình trạng viêm thanh quản có thể chỉ kéo dài trong vòng vài ngày, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bị viêm thanh quản kéo dài và có thể trở thành mạn tính.

Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh trong họng bị viêm và bị kích thích trở nên sưng lên

Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh trong họng bị viêm và bị kích thích trở nên sưng lên

Viêm thanh quản cấp tính: Do nhiễm trùng virut như cảm lạnh. Do phát âm căng thẳng gây ra do la hét hoặc sử dụng quá mức giọng nói. Do mắc các virut như bệnh sởi hoặc quai bị. Nhiễm trùng do vi khuẩn như bạch cầu.
Viêm thanh quản mạn tính: Nguyên nhân là do hít phải chất kích thích trong thời gian dài như hóa chất gây dị ứng, khói thuốc…Do viêm xoang mạn tính, sử dụng quá nhiều rượu. Làm công việc sử dụng giọng nói thường xuyên như ca sĩ, giáo viên…

2. Triệu chứng của bệnh

Khi bị viêm thanh quản, người bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng: có cảm giác đau, ngứa rát trong cổ họng, khàn giọng hoặc mất tiếng. Bệnh nhân có thể sốt, chảy nước mũi, người mệt mỏi.
Nếu không có các biện pháp điều trị thích hợp bệnh sẽ chuyển sang mạn tính. Lúc này viêm thanh quản không chỉ gây ảnh hưởng tới giọng nói và giao tiếp hàng ngày của bệnh nhân mà còn có thể dẫn tới xuất hiện các khối u thực thể ở thanh quản như hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polyp dây thanh hay ung thư thanh quản…

Người bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đau, ngứa rát trong cổ họng, khàn giọng hoặc mất tiếng khi bị viêm thanh quản

Người bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đau, ngứa rát trong cổ họng, khàn giọng hoặc mất tiếng khi bị viêm thanh quản

3. Cách chẩn đoán viêm thanh quản

Các dấu hiệu thường gặp nhất của viêm thanh quản là khàn tiếng. Thay đổi trong giọng nói có thể khác nhau với các mức độ nhiễm trùng hoặc kích ứng từ nhẹ đến khàn tiếng gần như mất giọng nói. Nếu có khàn tiếng mạn tính, bác sĩ sẽ kiểm tra các dây thanh âm.
Người bệnh có thể được chỉ định làm sinh thiết: lấy một mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi.

4. Cách chữa trị viêm thanh quản

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Nếu bị viêm thanh quản cấp gây ra bởi virut thì sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm thanh quản nhiễm trùng do vi khuẩn.

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp

Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kháng viêm để giảm viêm dây thanh âm.
Trong trường hợp bệnh nhân có khối u ở thanh quản thì cần dùng tới phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Bên cạnh việc chữa trị bệnh viêm thanh bằng thuốc, bệnh nhân cũng cần phải có chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế tối đa việc phải nói to, nói nhiều, uống nhiều nước để làm trơn cổ họng, tránh sử dụng bia rượu, thuốc lá, cafein và thức ăn cay nóng, sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hay làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital