Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình thẩm mỹ nha khoa được nhiều người lựa chọn khi muốn sở hữu hàm răng trắng sáng, nụ cười tự tin. Một chế độ chăm sóc răng sứ đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của răng.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về phương pháp bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một trong những giải pháp lấy lại thẩm mỹ cho hàm răng được rất nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm vô cùng nổi trội. So với các kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa khác, bọc răng sứ không chỉ giúp mọi người sở hữu hàm răng đều, đẹp mà còn chắc khỏe, trắng sáng, khả năng chịu lực tốt và có thể bảo vệ răng thật bên trong.
Bọc sứ thường được áp dụng đối với những trường hợp gặp phải một số khiếm khuyết nha khoa như:
– Răng xỉn màu, ố vàng không thể tẩy trắng bằng các phương pháp nha khoa thông thường.
– Răng thưa, hở kẽ nhẹ làm mất thẩm mỹ, khiến mọi người thiếu tự tin trong giao tiếp.
– Răng khấp khểnh, lệch lạc nhẹ khiến hàm răng trở nên không đều.
– Răng gặp chấn thương gây sứt mẻ, nứt vỡ nhẹ cần phục hình thẩm mỹ…
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành gắn lớp răng sứ bên ngoài lên cùi răng thật. Răng thật được mài nhẹ, gần như không tác động đến các mô răng thật giúp ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng. Mão sứ được làm bằng các chất liệu đặc biệt với kiểu dáng, kích thước và màu sắc tự nhiên như răng thật. Điều này giúp cho răng sứ có sự hài hòa với các răng thật trên cung hàm, đảm bảo thẩm mỹ cho răng ngay cả khi mọi người chỉ không bọc nguyên hàm.
2. Tuổi thọ của răng sứ kéo dài bao lâu?
Tuổi thọ của răng sứ có thể kéo dài lên tới 20 năm trong điều kiện chăm sóc răng miệng khoa học, đúng cách. Bên cạnh đó, răng sứ có thể bền đẹp lâu dài còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất liệu răng sứ, tình trạng sức khỏe răng miệng, kỹ thuật bọc răng được áp dụng…
– Chất liệu răng sứ: Răng sứ chất liệu kim loại và răng toàn sứ rất được ưa chuộng hiện nay bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Răng sứ kim loại thường có tuổi thọ lên tới 7-10 năm. Còn đối với răng toàn sứ, tuổi thọ của răng có thể lên tới 15 năm. Đặc biệt với các chất liệu cao cấp, răng có thể bền lên tới 20 năm, gần như vĩnh viễn.
– Kỹ thuật bọc răng: Kỹ thuật bọc răng sứ quyết định phần lớn chất lượng và tuổi thọ của răng. Các bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm sẽ tiến hành bọc răng một cách bài bản, chuyên nghiệp, không để hở chân răng, không làm dư keo dán… để tránh tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây bệnh. Đó cũng là lý do vì sao cần tìm tới các cơ sở nha khoa uy tín với bác sĩ có chuyên môn cao để thực hiện các kỹ thuật phục hình nha khoa, trong đó có bọc răng sứ.
– Tình trạng sức khỏe răng miệng: Đối với răng khỏe mạnh, không mắc bệnh lý răng miệng thì tuổi thọ của răng có thể kéo dài gần như tối đa tùy theo chất liệu bạn lựa chọn. Nếu mắc các bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng… thì có thể dẫn tới tình trạng hở chân răng, mòn mão răng sứ… Khi chân răng sứ đã bị mòn, hỏng thì răng cũng khó có thể kéo dài tuổi thọ. Do vậy, một chế độ vệ sinh khoa học có vai trò vô cùng quan trọng và luôn được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.
3. Bí quyết chăm sóc răng sứ đúng cách
3.1. Lưu ý khi vệ sinh răng miệng hằng ngày
Trên thực tế, tuổi thọ của răng sứ phụ thuộc rất nhiều vào cách vệ sinh răng miệng của mỗi người. Bởi vậy, các bác sĩ nha khoa TCI khuyến cáo mọi người khi vệ sinh răng miệng cần lưu ý tới các vấn đề sau:
– Tần suất chải răng một ngày có thể từ 2-3 lần vào các thời điểm: Sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn uống khoảng 30 phút.
– Chải răng theo chiều dọc từ trên xuống, chải đều các mặt trong và mặt ngoài để làm sạch bề mặt răng.
– Đối với các kẽ răng, bạn có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch.
– Đồng thời, làm sạch cả mặt lưỡi bởi đây cũng là khu vực dễ dàng khiến vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh.
– Sau khi chải răng, súc miệng thật sạch với nước hoặc dung dịch chuyên dụng để làm sạch khoang miệng.
– Rửa sạch bàn chải sau khi kết thúc quá trình vệ sinh răng và để ở nơi khô ráo.
– Thường xuyên thay bàn chải đánh răng hoặc khi có dấu hiệu xơ, mòn lông bàn chải.
3.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Bên cạnh việc chải răng đúng cách, mỗi người cũng cần phải xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để bảo vệ răng sứ sau khi bọc với các lưu ý sau:
– Tránh ăn các thực phẩm quá dai, cứng để tránh làm hỏng bề mặt sứ trên răng.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường hoặc có tính axit để không làm hỏng men răng.
– Không nên hút thuốc, uống rượu bia bởi những chất kích thích không chỉ làm xỉn màu răng mà còn gây ra rất nhiều bệnh lý răng miệng.
– Ăn nhiều thực phẩm tươi xanh như rau củ, trái cây tươi để cung cấp đủ vitamin cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Uống nhiều nước, có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây tươi để tránh khô miệng, giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng.
– Loại bỏ các thói quen xấu như mút tay, cắn móng tay, mở nắp chai bằng miệng, nghiến răng khi ngủ…
– Thăm khám sức khỏe định kỳ và lấy cao răng thường xuyên để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa các bệnh lý.
Chăm sóc răng sứ đúng cách giúp duy trì tuổi thọ và vẻ đẹp cho hàm răng. Thông qua đó, mọi người có thể sở hữu hàm răng không chỉ chắc khỏe mà còn trắng sáng rạng ngời, tự tin khi giao tiếp xã hội.