Tiêm đầy đủ vaccine cho trẻ em dưới 18 tuổi đang là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm và chú ý. Bởi lẽ việc tiêm vaccine hiện đang là biện pháp tốt nhất giúp phòng ngừa sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm trong môi trường, gây ảnh hướng tới sức khỏe của trẻ.
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của tiêm vaccine cho trẻ em dưới 18 tuổi
Bản chất của tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể chủ động tạo ra những kháng thể nhằm miễn dịch chống lại các bệnh lý truyền nhiễm.
Khoảng 85 – 95% người thực hiện tiêm chủng đầy đủ sẽ sinh ra những miễn dịch đặc hiệu để cơ thể không bị mắc bệnh và không bị ảnh hưởng từ di chứng của bệnh. Thực hiện tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh.
Do được tiêm chủng nên trẻ không dễ mắc bệnh, vì vậy mà không bị các di chứng hay các dị tật do bệnh truyền nhiễm giúp trẻ có thể phát triển thể chất và trí não bình thường.
Ngoài ra, vắc xin còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng động, tăng cường sức khỏe hạn chế ốm đau. Từ đó góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo cho xã hội. Chính vì vậy, phụ huynh cần chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin có trong lịch tiêm chủng của trẻ để ngăn chặn các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.
2. Các mũi vaccine cần thiết nên tiêm cho bé dưới 18 tuổi
2.1. Vacxin 6 trong 1 là một trong số những mũi vaccine cho trẻ em dưới 18 tuổi
Các bệnh lý bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HiB nguy hiểm, chiếm tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Những loại bệnh này có thể để lại những di chứng như tàn tật, di chứng thần kinh, tổn thương não.
Vacxin 6 trong 1 là loại vắc xin hữu hiệu giúp trẻ được bảo vệ khỏi 6 bệnh lý nguy hiểm và phổ biến trong giai đoạn đầu đời.
2.2. Vacxin phòng bệnh cúm
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc virus cúm và có nguy cơ gặp biến chứng nặng. Do đó, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng vacxin cúm. Bởi tính chất virus cúm thay đổi, phát triển rất nhanh nên cần tiêm vacxin cúm nhắc lại hàng năm.
2.3. Vacxin phối hợp phòng ngừa sởi, quai bị, rubella
Sởi, quai bị, rubella là những căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Loại vacxin phối hợp có thể bảo vệ trẻ khỏi 3 loại virus: Sởi (gây sốt cao, phát ban toàn cơ thể), quai bị (gây đau mặt, sưng tuyến nước bọt và sưng bìu ở bé trai), rubella (gây dị tật bẩm sinh). Vacxin này cần được tiêm khi trẻ ở giai đoạn 12 -15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ 4 – 6 tuổi.
2.4. Vacxin phòng ngừa thủy đậu
Đây là căn bệnh gây phát ban do virus thủy đậu gây ra. Bệnh lý này lây lan rất nhanh, dễ dẫn tới nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe. Vì vậy, trẻ cần được tiêm phòng thủy đậu ở giai đoạn 12 – 15 tháng và tiêm nhắc lại khi 4 – 6 tuổi.
2.5. Vacxin viêm não Nhật Bản
Loại vacxin viêm màng não giúp bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn gây bệnh viêm màng não, căn bệnh này có thể lây nhiễm ở các màng bao quanh não và tủy sống. Thời điểm tốt nhất nên tiêm cho trẻ là lúc trẻ trên 9 tháng tuổi
2.6. Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung là loại vaccine cho trẻ em dưới 18 tuổi được khuyến khích tiêm
Vacxin HPV là loại vacxin phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung, được khuyến khích thực hiện tiêm cho nữ giới từ độ tuổi 9 đến 26. Đối với loại vắc xin này cần được tiêm 3 liều trong vòng 6 tháng để có thể bảo vệ nữ giới khỏi 2 loại virus lây truyền qua đường tình dục (gây ra các bệnh ở bộ phận sinh dục đặc biệt là bệnh ung thư cổ tử cung).
3. Một số chống chỉ định không nên thực hiện tiêm vaccine
3.1. Trường hợp không được tiêm
Trước khi chích ngừa, phụ huynh cần cung cấp đầy đủ các thông tin về sức khỏe của trẻ. Đồng thời các bác sĩ tiêm chủng sẽ thực hiện khám sàng lọc sức khỏe trước khi chỉ định và một số phản ứng sau tiêm ngừa. Các trường hợp cần chống chỉ định tiêm phòng gồm:
– Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước, sốt cao trên 39°C kèm co giật, tím tái và khó thở.
– Các trường hợp suy giảm hệ miễn dịch, mắc HIV/AIDS chống chỉ định tiêm các loại vacxin sống giảm độc lực.
– Đối tượng có tình trạng suy chức năng các cơ quan (suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…)
3.2. Trường hợp cần trì hoãn tiêm
Những trường hợp cần trì hoãn tiêm chủng vắc xin:
– Trẻ hiện đang có tình trạng suy chức năng các cơ quan (suy hô hấp, suy thận, suy gan, hôn mê…)
– Trẻ đang mắc các bệnh viêm hoặc nhiễm trùng.
– Trẻ sốt cao trên 37,5 độ C hoặc thân nhiệt hạ dưới 35,5 độ C.
– Trẻ vừa mới kết thúc đợt điều trị corticoid liều cao, hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày.
– Trẻ sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch trong thời gian 3 tháng.
4. Tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp sau khi tiêm vaccine
Sau khi cho trẻ tiêm vắc xin, tùy vào từng tình trạng sức khỏe, cơ thể mà sẽ xuất hiện những phản ứng phụ khác nhau như:
– Sốt nhẹ: Phản ứng phổ biến nhất và thường tự khỏi sau 1 – 2 ngày không cần dung thuốc điều trị.
– Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Tình trạng này có thể tồn tại trong một vài ngày và tự khỏi. Lưu ý không chườm hay đắp lên vết tiêm để tránh nhiễm trùng vết thương.
– Dị ứng: Trẻ có thể nổi các vết mẩn, nổi mề đay… Thông thường, các biểu hiện này sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu trẻ có biểu hiện khó chịu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
– Một số phản ứng khác: Đối với một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng khác như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não… Đây là những phản ứng nặng có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ nên phụ huynh cần cho trẻ tới ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bài viết trên là một số mũi tiêm vaccine cho trẻ dưới 18 tuổi cha mẹ nên lưu ý để chủ động thực hiện tiêm phòng bảo vệ sức khỏe của trẻ. Nếu phụ huynh còn thắc mắc nào về các loại vaccine cần tiêm cho trẻ, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận giải đáp sớm nhất!