Cắt kính cận cho trẻ em là vấn đề của khá nhiều phụ huynh quan tâm. Ở nước ta hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc các vấn đề về tật khúc xạ ngày càng tăng cao, đặc biệt là sau khi trải qua đại dịch Covid, đáng nói trong số đó là tình trạng trẻ đeo kính chưa đúng độ. Điều này tác động không nhỏ đến thị lực của trẻ. Vậy cần nắm những thông tin và lưu ý gì khi cắt kính? Tham khảo những thông tin Thu Cúc TCI chia sẻ dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Kiểm tra thị lực cho trẻ
1.1 Tại sao nên kiểm tra thị lực cho trẻ càng sớm càng tốt?
Kiểm tra thị lực cho trẻ định kỳ là rất cần thiết để bố mẹ sớm phát hiện các vấn đề về thị lực của trẻ, tuy nhiên nhiều bố mẹ vẫn chưa thực sự quan tâm. Trẻ em thường không tự nhận thức được mình đang bị cận vì thế mà sự quan sát và kiểm tra của bố mẹ là cực kỳ quan trọng. Có thể nhận biết trẻ đang bị cận thị qua các dấu hiệu như: Ngồi sát khi xem TV, học bài cúi gần mặt bàn, nheo mắt khi nhìn… Hoặc có thể trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng nhức mắt, đau mắt. Những biểu hiện này cho thấy trẻ đã bị cận và bố mẹ cần đưa bé đi khám và đo mắt ngay.
Kiểm tra thị lực cho trẻ sẽ giúp phát hiện kịp thời các tật khúc xạ về mắt, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả cho từng vấn đề. Nếu thị lực của trẻ bình thường thì bố mẹ không cần phải lo lắng, chỉ cần chú ý và điều chỉnh những thói quen của trẻ không tốt cho mắt. Còn nếu kiểm tra phát hiện trẻ bị cận thị, loạn thị, viễn thị thì bố mẹ sẽ cắt kính sớm tránh để nặng độ thêm.
1.2 Kiểm tra thị lực cho trẻ ở những địa chỉ uy tín
Bố mẹ có thể đo thị lực cho trẻ ở các phòng khám chuyên khoa, trung tâm y tế, cửa hàng kính mắt chuyên nghiệp… Ở các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt thì trẻ vừa được đo thị lực và vừa được các bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng về tình trạng mắt của trẻ từ đó đưa ra giải pháp tối ưu.
1.3 Các bước kiểm tra thị lực
Thông qua các bước kiểm tra thị lực trước khi cắt kính cận cho trẻ sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ cận thị của trẻ mà và xác định liệu việc đeo kính có cần thiết và phải thực hiện đều đặn hay không. Trẻ sẽ được kiểm tra thị lực với một số bước cơ bản:
– Đo thị lực: Quá trình này đo khả năng nhìn xa, nhìn gần và khả năng lấy nét của mắt.
– Khám mắt với bác sĩ chuyên khoa, sử dụng máy sinh hiển vi: Bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết cấu trúc mắt và tìm hiểu về tình trạng mắt của trẻ bằng cách sử dụng các thiết bị như máy sinh hiển vi.
– Đo khúc xạ tự động: Quá trình này đo lường khả năng mắt lấy nét và điều chỉnh tiêu cự tự động khi chuyển từ nhìn xa sang nhìn gần. Điều này giúp xác định chính xác mức độ cận thị và loại kính cận phù hợp.
– Soi bóng đồng tử: Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước và phản xạ của đồng tử để đánh giá sự hoạt động của hệ thần kinh và tìm hiểu về tình trạng mắt của trẻ.
– Nhỏ liệt điều tiết cho mắt: Quá trình này đo lường khả năng điều chỉnh tiêu cự và sự liệt điều tiết của mắt, tức là khả năng mắt thích ứng với ánh sáng và tập trung vào các đối tượng ở khoảng cách khác nhau.
– Bác sĩ chỉ định đơn kính: Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra đơn kính, chỉ định loại kính cận và mức độ cần thiết cho trẻ dựa trên kết quả kiểm tra và tình trạng mắt của trẻ.
2. Một số lưu ý khi cắt kính cận cho trẻ
Ngoài việc cắt kính đúng độ cận của con, bố mẹ cần nắm một số lưu ý dưới đây để chọn được cho trẻ kính cận phù hợp nhất.
2.1 Chọn gọng kính phù hợp
Trẻ em thường không có hứng thú trong việc đeo kính, do đó chọn loại gọng phù hợp sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong các hoạt động hàng ngày.
– Kích thước cầu kính phải phù hợp: Vì mũi trẻ em chưa phát triển hoàn chỉnh, việc chọn kính cận có phần gọng ngay trên sống mũi (cầu kính) là rất quan trọng. Tránh chọn kính quá chật, gây khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, cũng không nên chọn kính quá rộng, vì nó có thể dễ bị xê dịch và xuống, tạo thói quen nhìn xuống không tốt cho trẻ.
– Kiểm tra phần bản lề: Trẻ em thường có xu hướng nghịch ngợm, lấy kính ra và gập vào nhiều lần hoặc quên tháo kính khi đi ngủ. Vì vậy, phần bản lề của kính cận cần được chọn linh hoạt và chắc chắn.
– Chất liệu và độ bền: Nên chọn gọng có độ bền tốt để đảm bảo sự an toàn và thoải mái khi sử dụng, có thể chọn gọng nhựa bởi loại chất liệu này rất nhẹ và có nhiều kiểu dáng cho trẻ lựa chọn.
2.2 Kiểu dáng kính phù hợp với khuôn mặt
Đây cũng là tiêu chí quan trọng khi cắt kính cận cho trẻ, mẹ có thể tự chọn hoặc nhờ đến chuyên gia tư vấn để chọn kiểu dáng kính phù hợp với khuôn mặt của bé. Điều này giúp bé đeo kính lên trông sẽ đẹp hơn, dễ nhìn hơn.
2.3 Chọn tròng kính chất lượng
Yếu tố quan trọng nhất khi cắt kính cận cho trẻ chính là chọn tròng. Tròng kính ảnh hưởng trực tiếp để việc điều chỉnh thị lực của trẻ, bố mẹ nên chọn các loại tròng kính được tích hợp tính năng ngăn chặn ánh sáng xanh, tia UV, tia cực tím… để bảo vệ mắt trẻ tốt hơn.
Trên thị trường có rất nhiều loại tròng kính với chất liệu khác nhau, mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, một số chất liệu có thể kể đến như: Polycarbonate, plastic, thủy tinh.. bố mẹ cần tìm hiểu về các loại tròng để chọn được tròng kính phù hợp nhất cho con.
Các loại tròng kính tốt sẽ hạn chế được tình trạng trầy xước, chống bám bụi, bám hơi nước, vân tay… để trẻ có thể thỏa thích vui chơi mà không bị vướng víu, khó chịu.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích giúp bố mẹ có thêm kiến thức khi cắt kính cận cho trẻ em. Nếu bố mẹ cần tư vấn & giải đáp các thông tin liên quan đến sức khỏe mắt của trẻ, vui lòng liên hệ Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh chóng.