Việc đo kính cận trẻ em cần đảm bảo những tiêu chí nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Quá trình đo kính cận trẻ em là một việc làm không hề đơn giản. Làm sao để lựa chọn được cho trẻ một chiếc kính vừa đáp ứng được đúng độ cận của trẻ, vừa đảm bảo được các yếu tố về mặt kiểu dáng, chất lượng cũng như đáp ứng được sở thích của trẻ là một “bài toán khó” mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm. Cùng đọc bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé.

1. Quá trình đo và cắt kính cận cho trẻ em được thực hiện như thế nào?

Chọn lựa kính cận cho đối tượng trẻ em khó hơn việc chọn và cắt kính cận cho người lớn. Lý do là bởi bên cạnh việc cần đảm bảo về các yếu tố như: kính có chất lượng tốt, an toàn, đúng độ cận,…thì cha mẹ còn cần lưu ý tới những yếu tố như: giá cả, tính năng của kính, có phù hợp với trẻ hay không,…

Để quá trình đo và cắt một chiếc kính cận cho trẻ em được thuận lợi và phù hợp nhất với trẻ, cha mẹ cần chú ý tới một số điều sau.

1.1. Cần kiểm tra thị lực để đo kính cận trẻ em được chính xác

đo kính cận trẻ em như thế nào

Cần kiểm tra thị lực để đo kính cận trẻ em được chính xác

Việc kiểm tra thị lực cho trẻ trước khi cắt kính cận là một việc làm hết sức quan trọng. Bước làm này giúp các bác sĩ có thể đánh giá được mức độ cận của bé, cũng như xác định được việc trẻ phải đeo kính có cần thiết phải áp dụng thường xuyên hay không.

Một số bước kiểm tra thị lực cần thực hiện trước khi tiến hành đo, cắt kính cận cho trẻ em đó là:

– Đo thị lực

– Khám mắt với bác sĩ chuyên khoa, sử dụng máy sinh hiển vi

– Đo khúc xạ tự động

– Soi bóng đồng tử

– Nhỏ liệt điều tiết cho mắt

– Bác sĩ chỉ định đơn kính

– Đo kính và cắt kính theo chỉ định bác sĩ

1.2. Đo kính cận trẻ em cần lựa chọn tròng kính phù hợp với trẻ

Để có thể cắt một chiếc kính cận phù hợp nhất với trẻ, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn tròng kính đáp ứng một số tiêu chí như sau:

– Chất liệu làm ra tròng kính đóng vai trò rất quan trọng. Điều này quyết định cho sự an toàn trong quá trình sử dụng kính của trẻ. Hiện nay tròng kính có thể được làm từ rất nhiều các vật liệu khác nhau như: thủy tinh, plastic, polycarbonate. Mỗi một loại vật liệu này đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

– Tròng kính làm bằng thủy tinh có ưu điểm là chống trầy xước cao, đáp ứng nhu cầu của những độ khúc xạ cao. Tuy nhiên, chúng lại có những khuyết điểm là nặng, dễ vỡ, khó khăn trong quá trình nhuộm màu.

– Tròng kính làm bằng plastic có ưu điểm là nhẹ hơn tròng thủy tinh, giá thành rẻ hơn, dễ dàng nhuộm màu. Tuy nhiên chúng lại dễ trầy xước bề mặt khi sử dụng.

– Tròng kính làm bằng Polycarbonate có độ mỏng nhẹ, độ bền khá cao và có thể dễ dàng điều chỉnh tầm nhìn. Tuy nhiên loại tròng này cũng rất dễ bị trầy xước.

Do đó, khi thực hiện cắt kính cận cho trẻ, cha mẹ cũng cần tìm hiểu về các loại tròng này để đưa ra quyết định lựa chọn kính phù hợp cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ e khi sử dụng kính cũng sẽ không thể giữ gìn cẩn thận như người lớn. Do đó, cha mẹ cũng nên chấp nhận việc phải thường xuyên kiểm tra kính, thay kính cho con nếu kính của trẻ bị xước nhiều hay bị xộc xệch,…

1.3. Lựa chọn gọng kính cho trẻ em đúng cách là như thế nào?

đo kính cận trẻ em ở đâu

Cha mẹ cũng cần chú ý lựa chọn cho con một chiếc gọng kính phù hợp với khuôn mặt của trẻ

Hiện nay, có vô vàn các loại gọng kính dành cho trẻ em mà cha mẹ có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn một chiếc gọng kính phù hợp với trẻ cũng cần đảm bảo một số yếu tố quan trọng như sau:

1.3.1. Kiểu dáng mắt kính cho trẻ em

Cũng giống như khi cắt kính cho người lớn, cha mẹ cũng cần chú ý lựa chọn cho con một chiếc gọng kính phù hợp với khuôn mặt của trẻ. Trẻ có khuôn mặt tròn thì nên ưu tiên lựa chọn dáng gọng kính hình vuông, hình chữ nhật để làm khuôn mặt bé trở nên thon gọn hơn. Trẻ có khuôn mặt góc cạnh thì nên ưu tiên lựa chọn những dáng gọng kính có hình tròn, tròn bầu.

1.3.2. Chất liệu của gọng kính đóng vai trò quan trọng

Có hai loại chất liệu gọng kính được sử dụng phổ biến đó là: gọng nhựa và gọng kim loại. Mỗi một loại vật liệu này cũng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

– Gọng kính làm bằng nhựa: hay được sử dụng cho kính mắt trẻ em bởi chúng có độ nhẹ, êm ái, màu sắc đa dạng, phong phú phù hợp với trẻ. Gọng nhựa cũng thường có mức giá thành rẻ hơn so với gọng kính kim loại. Tuy nhiên, gọng kính bằng nhựa nếu không được giữ gìn cẩn thận thì sẽ rất dễ nứt, gãy, vỡ.

– Gọng kính làm bằng kim loại đem lại một số ưu điểm như: mỏng, bền, có phần khung chắc chắn và nặng hơn gọng nhựa. Tuy nhiên, gọng kim loại cũng dễ bị trôi mất lớp sơn đối với cơ địa hay đổ mồ hôi. Ngoài ra, gọng kim loại cũng sẽ dễ bị xảy ra tình trạng kích ứng cho da hơn gọng nhựa. Nếu da trẻ dễ bị kích ứng, nhạy cảm, thì cha mẹ hãy lựa chọn gọng nhựa hoặc gọng kim loại có phần bọc bằng silicone.

1.3.3. Quy định bảo hành của địa chỉ cắt kính cận

Khi lựa chọn kính cận cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu tâm tới quy định bảo hành đối với kính ra sao. Bởi trẻ em là nhóm đối tượng chưa thể giữ gìn và bảo quản kính mắt tốt như người lớn. Do đó, việc lựa chọn địa chỉ cắt kính có chế độ bảo hành tốt sẽ rất có lợi cho quá trình sử dụng.

2. Làm thế nào để trẻ chấp nhận sử dụng kính dễ dàng?

đo kính cận trẻ em có những bước nào

Cha mẹ nên giải thích cho trẻ rõ ràng về việc tại sao trẻ phải đeo kính

Cũng giống như với người lớn, ban đầu trẻ có thể sẽ chưa chấp nhận và quen với việc đeo kính, do có những vướng víu và sự khó chịu nhất định. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý khuyên răn trẻ cần sử dụng kính cận thường xuyên. Bởi nếu bị cận mà không đeo kính sẽ có thể dẫn tới những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe đôi mắt. Theo thời gian, mắt trẻ sẽ có thể bị tăng độ rất nhanh, gây cận nặng hơn, hoặc xảy ra một số biến chứng nguy hiểm khác như: lác mắt, nhược thị, tình trạng đau mỏi, chảy nước mắt kéo dài,…

Để trẻ có thể làm quen với việc đeo kính và sử dụng kính cận dễ dàng, cha mẹ có thể cho trẻ tập làm quen với việc sử dụng kính một cách dần dần. Ban đầu trẻ có thể đeo kính trong khoảng một vài giờ đồng hồ. Những ngày tiếp theo, thời gian sử dụng kính có thể tăng lên để bé làm quen.

Cha mẹ cũng nên giải thích cho trẻ rõ ràng về việc tại sao trẻ phải đeo kính, việc đeo kính cận mang lại lợi ích ra sao, cũng như hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng kính đúng cách,…

Trên đây là một số thông tin quan trọng hi vọng sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc lựa chọn kính cận cho trẻ. Nếu cha mẹ có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn thêm thông tin về kính cận cho trẻ em, vui lòng liên hệ tới quầy kính mắt Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital