Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người ở trong độ tuổi lao động. Đây là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các bệnh lý về cột sống. Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp phát hiện bệnh lý này, có thể kể tới các phương pháp chụp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ngay sau đây, hãy cùng tìm hiểu đó là các phương pháp nào nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh thường gặp trong cộng đồng cũng như trong thực hành lâm sàng. Bệnh lý này xuất hiện liên quan tới việc vận động cơ thể quá mức và do các hoạt động thể lực nặng.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng thường mắc nhất là những người ở độ tuổi lao động. Theo số liệu nghiên cứu của nhiều chuyên gia ở trong và ngoài nước, có tới 60 – 65% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thuộc lứa tuổi từ 20 – 49.
Những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và hiệu quả làm việc. Thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau của cột sống (như cột sống cổ, lưng, thắt lưng, cùng cụt…), nhưng tại thắt lưng là tình trạng hay gặp nhất.
2. Dấu hiệu của người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ thường gặp phải các triệu chứng như sau:
2.1. Bị đau thắt lưng cấp tính
Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh bị chấn thương hoặc gắng sức mang vác, bưng bê vật nặng sai tư thế. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau không thể cử động được, thậm chí đi đại, tiểu tiện cũng trở nên rất khó khăn trong suốt một thời gian. Họ phải sử dụng tới thuốc giảm đau, giảm co cơ mới có thể cử động được.
2.2. Bị đau mạn tính
Sau đợt đau cấp tính, về sau mỗi khi thực hiện gắng sức các động tác tương tự thì cơn đau này lại tái phát. Người bệnh khó khăn khi thực hiện các động tác liên quan tới phần cột sống như: cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người. Khi đã có sự chèn ép thần kinh, các triệu chứng đau sẽ lan xuống tới chi dưới làm cho người bệnh vận động chi dưới gặp khó khăn. Cơn đau này sẽ tăng hơn khi đi đứng, hắt hơi. Nếu được nằm nghỉ ngơi, bệnh nhân có thể đỡ đau hơn.
2. Các phương pháp chụp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Để phát hiện bệnh thoát bị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp như:
2.1. Chụp thoát vị đĩa đệm: Phương pháp chụp X – quang thường quy
Đối với phương pháp chụp X-quang cột sống, chụp trên hai tử thế thẳng và nghiêng thấy được tam chứng Barr:
– Tình trạng bị vẹo, lệch cột sống trên phim thẳng.
– Bị giảm chiều cao gian đốt sống.
– Bị giảm ưỡn cột sống ở phim nghiêng.
Vì đĩa đệm là tổ chức không cản quang nên sẽ không thấy được hình ảnh trực tiếp mà chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua sự thay đổi khe gian đốt sống, đốt sống kế cận và đường cong cột sống.
2.2. Chụp thoát vị đĩa đệm: Phương pháp chụp bao rễ thần kinh
Kỹ thuật viên sẽ dùng thuốc cản quang bơm vào khoang dưới nhện của tủy sống, chụp phim hai tư thế thẳng – nghiêng và chếch 3/4 phải và trái.
Trên phim thẳng sẽ thấy hình ảnh cắt cụt rễ thần kinh, ấn lõm cột thuốc cản quang, gián đoạn cột thuốc hoặc cắt cụt cột thuốc cản quang.
Đây là phương pháp giúp cho ra hình ảnh gián tiếp của thoát vị đĩa đệm bằng hình ảnh hẹp ống sống, lỗ tiếp hợp song không cho ra được hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm nên không phân biệt được tình trạng bị chèn ép do các nguyên nhân khác. Hiện nay, với sự ra đời của chụp cộng hưởng từ MRI khiến cho chụp bao rễ thần kinh ít được áp dụng hơn.
2.3. Phương pháp chụp cắt lớp vi tính giúp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm
Phương pháp này có giá trị trong các trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có thoái hóa xương như: tình trạng vôi hóa dây chằng dọc sau hoặc dày dây chằng vàng và mỏ xương. Tuy nhiên, chụp cắt lớp vi tính lại có sự hạn chế trong việc giúp đánh giá cấu trúc đĩa đệm và mức độ thoát vị.
2.4. Phương pháp chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm
Khi chụp MRI, trên ảnh chụp cộng hưởng từ tổ chức có nhiều nước bị giảm tín hiệu trên ảnh T1 và tăng tín hiệu trên ảnh T2. Đĩa đệm bình thường sẽ có ranh giới rõ, giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu trên T2 do có nhiều nước. Các đĩa đệm thoái hóa bởi không có nước nên trên T2 tín hiệu sẽ không tăng so với các đĩa đệm khác.
Khối đĩa đệm thoát vị là phần có đồng tín hiệu với đĩa đệm, nhô ra sau so với bờ sau thân đốt sống, có thể thấy rõ trên ảnh T1W và T2W. Thoát vị ra sau thường hay gặp nhất, dựa trên các ảnh cắt dọc hoặc cắt ngang để giúp đánh giá các thể thoát vị. Bên cạnh đó còn giúp bác sĩ xác định chính xác được vị trí của phần đĩa đệm thoát vị so với ống tủy và mức độ chèn ép tủy, rễ thần kinh.