Tiêm phòng uốn ván là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe trước trực khuẩn uốn ván và những biến chứng nguy hiểm tới từ bệnh lý này. Tuy nhiên, sau khi tiêm chủng phòng ngừa vacxin cần lưu ý về những điều cần kiêng và cách chăm sóc để sức khỏe phục hồi một cách nhanh nhất.
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng nhận biết của bệnh uốn ván
Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn uốn ván Clostridium Tetani gây nên. Nếu không phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể: Gây tổn thương não, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương hoặc thậm chí có nguy cơ dẫn tới tử vong.
Thông thường vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở hoặc vết thương bị nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 – 21 ngày hoặc nhanh hơn tùy vào mức độ nhiễm khuẩn của vết thương. Một số triệu chứng nổi bật của uốn ván:
– Giai đoạn đầu của bệnh gồm các triệu chứng: Co thắt cơ hàm nhẹ rồi ảnh hưởng tới các bộ phận khác như ngực, cổ, lưng và bụng. Co cơ mạnh hoặc đột ngột dẫn đến rách cơ, gãy xương.
– Uốn ván toàn thân gây các triệu chứng: Xuất hiện co giật trong vòng 7 ngày. Sau khi vi khuẩn gây ra co cứng, thậm chí ngừng thở và tử vong.
2. Đối tượng cần thực hiện tiêm phòng uốn ván
Tiêm phòng uốn ván là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi đối tượng nhát là mẹ bầu, trẻ em và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Vacxin uốn ván giúp tạo hệ miễn dịch chống lại trực khuẩn Clostridium Tetani, giảm nguy cơ mắc bệnh và những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Uốn ván là biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất để bảo vệ sức khỏe của mỗi đối tượng. Những đối tượng dưới đây cần được tiêm ngừa vacxin phòng uốn ván:
– Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18 đến 35 tuổi): Trong khoảng thời gian này, phụ nữ cần được tiêm phòng uốn ván đầy đủ để tạo kháng thể phòng ngừa bệnh. Vacxin có thể phòng ngừa bệnh tới 98%.
– Phụ nữ mang thai: Tiêm phòng vacxin uốn ván cho phụ nữ mang thai giúp hạn chế tối đa việc virus gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và trẻ sơ sinh vừa mới chào đời.
– Trẻ em: Là nhóm đối tượng nguy cơ cao bị nhiễm bệnh do sự hiếu động và tiếp xúc với các vật dụng lạ xung quanh.
– Người có nguy cơ mắc uốn ván cao: Bao gồm những người làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với phân gia súc, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, người lao động trong nhà máy hoặc những người có nguy cơ thương tật cao trong quá trình làm việc.
3. Điều cần lưu ý sau khi tiêm chủng phòng ngừa uốn ván
3.1. Sau khi tiêm chủng uốn ván cần kiêng gì?
Những người có hệ miễn dịch yếu dễ đối mặt với nhiều tác dụng phụ của vacxin, nhưng có thể tự khỏi sau vài ngày. Để đảm bảo sức khỏe sau khi tiêm chủng uốn ván cũng như giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ của vacxin, bạn cần lưu ý một số thứ như:
– Nghỉ ngơi và tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi sau tiêm.
– Uống nhiều nước để duy trì lượng nước và giúp cơ thể khỏe mạnh.
– Tránh các hoạt động mạnh và tập thể dục quá sức sau khi tiêm chủng để tránh làm tăng khả năng đau và sưng.
– Không đắp bất kỳ vật gì lên vị trí hoặc miệng vết thương để tránh việc nhiễm trùng.
– Không sử dụng các chất có cồn như rượu, bia hoặc các chất kích thích gây ảnh hưởng tới hiệu quả của vacxin.
3.2. Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm chủng vacxin phòng uốn ván
Sau khi tiêm chủng phòng uốn ván, cơ thể sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ như:
– Đau, sưng và đỏ tại chỗ tiêm: Là phản ứng thông thường tại vị trí tiêm, thường tự khỏi sau một vài giờ.
– Khó chịu và đau nhức cơ: Tình trạng này thường chỉ kéo dài trong một vài ngày và có thể giảm bằng việc nghỉ ngơi và sử dụng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
– Sốt nhẹ: Một số người có thể phản ứng bằng việc sốt nhẹ sau tiêm khi tiêm chủng vacxin. Tình trạng này có thể giảm bằng cách uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ.
– Buồn nôn hoặc tiêu chảy, mệt mỏi: Tình trạng này xuất hiện ít hơn, chỉ xuất hiện ở một số đối tượng.
Tuy nhiên, đây là phản ứng bình thường trước sự thay đổi của cơ thể sau tiêm.
Một số đối tượng có thể xuất hiện một vài triệu chứng như phát ban trên da, ngứa, sưng môi, mắt hoặc mặt, khó thở… Đây là những triệu chứng nghiêm trọng nên cần tới y tế để được xử lý kịp thời.
3.3. Cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm phòng uốn ván
Sau khi thực hiện tiêm phòng, nếu gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, có thể thực hiện một số cách dưới đây để làm giảm triệu chứng:
– Chườm lạnh: Để giảm đau, sưng và đỏ vùng tiêm, bạn có thể chườm lạnh bằng đá gói vào trong khăn sạch và chườm xung quanh vùng tiêm nhẹ nhàng.
– Nghỉ ngơi và thư giãn: Sau khi tiêm, bạn nên ngồi lại theo dõi tình trạng sức khỏe ngay tại nơi tiêm chủng để tránh tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Đồng thời nếu có phản ứng phụ mạnh sẽ có sự can thiệp kịp thời của nhân viên y tế.
– Giữ vùng tiêm sạch và thoáng khí: Vị trí tiêm có thể bị sưng đau sau tiêm, nên cần hạn chế chạm vào vị trí này và không đắp kín miệng vết thương.
– Bổ sung nước: Việc bổ sung nước rất quan trọng, giúp cơ thể sau tiêm cần được cung cấp đủ nước, giảm nguy cơ mắc phản ứng phụ của vacxin.
– Kiểm tra vùng tiêm: Sau tiêm phòng uốn ván khoảng vài ngày, bạn cần kiểm tra lại vị trí tiêm thường xuyên để không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm. Nếu vùng tiêm có những dấu hiệu bất thường như sưng đau và có mủ cần xử lý ngay.
Trên đây là một số thông tin về một số điều cần lưu ý sau khi tiêm chủng vacxin phòng uốn ván. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp thêm, bạn có thể liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận giải đáp và tư vấn cụ thể hơn!