Bệnh lao có thể gây ảnh hưởng tới phổi và gây nguy hiểm tới tính mạng nếu bệnh trở nặng. Vì vậy, tiêm chủng vắc xin lao là việc làm rất cần thiết tới sức đề kháng và sức khỏe của trẻ. Tiêm chủng vắc xin cho trẻ là hoạt động bắt buộc bởi việc làm này có thể giúp phòng ngừa bệnh lao hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Lý do cần tiêm chủng phòng bệnh lao cho trẻ?
Bệnh lao được gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm trực tiếp qua đường không khí, qua giao tiếp và hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh.
Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào trong cơ thể bé có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về phổi. Có thể lan sang xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, màng não và các hệ cơ quan khác. Nếu chưa thực hiện tiêm chủng cho trẻ thì tỷ lệ tử vong rất cao.
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập và tấn công. Bởi vậy tiêm vắc xin là hoạt động quan trọng và có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn nguy hiểm này.
2. Loại vacxin phòng lao dùng để tiêm chủng cho trẻ
Hiện vacxin phòng lao cho trẻ sơ và trẻ nhỏ là vacxin BCG (Bacille Calmette – Guerin). Đối với những người trưởng thành chưa từng mắc bệnh cũng có thể thực hiện tiêm loại vacxin này.
Vacxin BCG hoạt động giống với các loại vacxin khác, là việc đưa vào trong cơ thể con người lượng vi khuẩn đã được bất hoạt. Sau khi tiêm, cơ thể sẽ được kích thích và chủ động tạo ra kháng thể để phòng bệnh.
3. Một số điều cần lưu ý khi tiêm chủng vắc xin phòng lao cho trẻ
3.1.Thời điểm tiêm chủng vắc xin cho trẻ phòng bệnh lao tốt nhất?
Vacxin phòng lao được Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện tiêm càng sớm càng tốt trong vòng 30 ngày sau khi sinh và áp dụng đối với những trẻ nặng trên 2kg.
Với những trẻ sinh ra có thể trạng cơ thể khỏe và ổn định, không cần chăm sóc đặc biệt thì nên thực hiện tiêm phòng sớm. Tiêm phòng càng muộn, khả năng ngừa và phòng tránh bệnh càng giảm.
Khi trẻ vào giai đoạn 1 tuổi thì tiêm vacxin chỉ phòng được bệnh nếu trẻ chưa nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nếu trẻ đã nhiễm vi khuẩn, việc tiêm phòng cần được sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
Một số trường hợp sẽ được chỉ định hoãn hoặc không nên tiêm phòng lao, gồm:
– Sốt cao trên 37.5 độ C.
– Mới khỏi bệnh và đang trong thời gian phục hồi sức khỏe.
– Trẻ đang gặp tình trạng viêm da mủ.
– Mắc một số bệnh mạn tính như: Sởi, viêm phổi…
– Sinh non, suy dinh dưỡng, thiếu cân hoặc đang nằm trong lồng kính với chế độ chăm sóc đặc biệt.
– Quá mẫn cảm và có phản ứng nặng với những mũi vacxin đã tiêm trước.
– Đang trong thời gian sử dụng các loại thuốc chống viêm.
– Có kết quả xét nghiệm lao dương tính trên da
Nếu trẻ thuộc một trong số những trường hợp trên, phụ huynh cần theo dõi tới khi thể trạng, sức khỏe của trẻ được cải thiện và đảm bảo để thực hiện tiêm phòng.
3.2. Phản ứng phụ sau khi tiêm chủng vắc xin cho trẻ có thể gặp
Sau khi tiêm chủng cho trẻ, cơ thể có thể xảy ra một số phản ứng phụ sau tiêm, tuy nhiên những phản ứng phụ này hoàn toàn bình thường:
– Vùng da tại vị trí tiêm phòng lao sẽ xuất hiện vết đỏ và biến mất sau khoảng 30 phút tới 1 giờ.
– Trong 24 giờ tiếp theo sau tiêm, trẻ có thể bắt đầu sốt nhẹ, vết tiêm bị sưng, áp xe tại chỗ và tự hết sau khoảng 1 – 3 ngày mà không cần can thiệp điều trị y tế. Nếu trẻ sốt quá cao có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để cho bé uống hạ sốt, tăng cường nước và cho con bú bình thường.
– Trong khoảng thời gian từ 2 tuần tới 2 tháng, vùng da tại vị trí tiêm sẽ bị sưng đỏ, có mủ trắng, mụn mủ sẽ tự vỡ thành vết loét và để lại sẹo. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đa được tiêm phòng vacxin lao.
– Đối với một số trường hợp khác, trẻ sẽ có hiện tượng nổi hạch tại vùng nách hoặc cổ. Hạch này mềm, không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian.
Cho dù tỷ lệ phản ứng nặng sau khi tiêm chủng vắc xin rất hiếm khi xảy ra những không nên chủ quan mà cần theo dõi cẩn thận sức khỏe của trẻ.
3.3. Cách chăm sóc sức khỏe trẻ trước và sau khi tiêm chủng
Trước khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý:
– Nên cho trẻ khám sàng lọc kỹ càng trước khi thực hiện tiêm vacxin để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho trẻ.
– Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, không cần kiêng tắm để tránh việc nhiễm trùng vết thương.
– Không đưa trẻ đi tiêm nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường hoặc mới khỏi bệnh và cơ thể đang trong thời gian phục hồi.
– Cho trẻ mặc trang phục rộng rãi, thoải mái để dễ dàng thao tác trong quá trình khám và tiêm phòng.
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm, không ăn quá no và cũng không để trẻ quá đói hạn chế việc trẻ bị tụt đường huyết sau tiêm.
– Lựa chọn trung tâm tiêm chủng uy tín, đảm bảo chất lượng để quá trình tiêm phòng diễn ra thuận lợi.
Sau khi tiêm chủng cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý thêm một số vấn đề như:
– Cho trẻ ở lại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng bất thường có thể xảy ra.
– Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 4 ngày đầu để xem có xảy ra các biểu hiện bất thường như: Nôn trớ, phát ban, nhiễm trùng, sưng mủ, uống hạ sốt nhưng không đáp ứng thuốc… Nếu có thì cần cho trẻ tới ngay cơ sở y tế được kiểm tra và xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, nên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt nhất.
Tiêm chủng vắc xin rất quan trọng đối với về kháng và sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì vậy, phụ huynh cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Bài viết trên là một số điều cần biết về tiêm phòng lao cho trẻ. Nếu cần giải đáp thêm, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!