Giải đáp: Trẻ bị viêm VA, phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm VA là nguyên nhân của khoảng 30% số trường hợp trẻ phải thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Mặc dù điều trị viêm VA không phức tạp, bệnh lý này vẫn có thể diễn biến đến nhiều biến chứng không đơn giản. Vậy, trẻ bị viêm VA, phải làm sao để nguy cơ biến chứng được hạn chế tối đa. Đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI, bố mẹ sẽ có câu trả lời.

1. Khái niệm VA và viêm VA

VA (Végétations Adénoides) là một tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu (hay còn gọi là lympho), có độ dày khoảng 4 – 5mm. VA nằm ở vòm họng, khi chúng ta hít thở, không khí đi vào mũi, qua VA rồi mới xuống phổi. VA nằm đó, không cản trở quá trình hô hấp và đảm nhận nhiệm vụ nhận diện – tiêu diệt các tác nhân gây bệnh lý viêm đường hô hấp. Khi chủ thể miễn dịch kém/suy giảm hoặc khi số lượng tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể quá lớn, VA có thể nhiễm trùng, sưng, phù nề. Tình trạng này được gọi là viêm VA.

Vì VA phát triển ở trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi và thoái triển ở trẻ từ 5 tuổi trở lên, nên trẻ dưới 4 tuổi có nguy cơ bị viêm VA cao hơn trẻ trên 4 tuổi.

VA là một tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu

VA đảm nhận nhiệm vụ nhận diện – tiêu diệt các tác nhân gây bệnh lý viêm đường hô hấp

2. Phân loại viêm VA và dấu hiệu nhận biết

Viêm VA có thể phân loại thành viêm VA cấp tính và viêm VA mãn tính.

2.1. Trẻ bị viêm VA cấp tính

Viêm VA cấp tính ở trẻ có thể được nhận biết bằng những dấu hiệu sau: Sốt cao đột ngột, lên tới 41 độ C; co thắt thanh quản; chảy mũi và ngạt mũi (chảy mũi và ngạt mũi hoàn toàn cả 2 bên, nước mũi nhầy chuyển đặc, màu trắng đục); họng sưng, đau (niêm mạc họng đỏ, được bao phủ bởi một lớp nhầy trắng/vàng từ vòm họng chảy xuống); ngủ ngáy; màng nhĩ mất bóng, trở nên xám đục, hơi lõm vào do vòi nhĩ tắc; nổi hạch ở góc hàm, rãnh cảnh, có thể sờ bằng tay, ấn vào hơi đau,…

2.2. Trẻ bị viêm VA mãn tính

Viêm VA mãn tính là tình trạng quá phát hoặc xơ hóa VA sau viêm VA cấp tính. Viêm VA mãn tính có dấu hiệu nhận biết đặc trưng như sau: Chảy mũi và ngạt mũi tăng về đêm hoặc thậm chí tăng cả ngày, nước mũi vàng/xanh; trẻ thở bằng miệng, phát âm giọng mũi,…

3. Biến chứng viêm VA

Viêm phế quản: Là biến chứng phổ biến nhất của viêm VA. Sau vài ngày viêm VA; trẻ sốt cao, ho dữ dội, thở khò khè và thở nhanh, nặng hơn nữa trẻ có thể khó thở, tím tái. Đây có thể là biểu hiện biến chứng viêm phế quản của viêm VA.

Viêm tai giữa: Cũng phổ biến không kém viêm phế quản. Viêm tai giữa biến chứng từ viêm VA có hai loại: Viêm tai giữa cấp mủ là biến chứng của viêm VA cấp và viêm tai giữa thanh dịch hoặc viêm tai giữa mủ nhầy là biến chứng của viêm VA mạn tính.

Ngoài hai biến chứng thường gặp này, trẻ bị viêm VA còn có một số biến chứng khác như: Viêm thanh quản hạ thanh môn, áp-xe thành sau họng,… Trong đó loại sau tuy hiện nay hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến của viêm VA

Một trong những biến chứng phổ biến của viêm VA là viêm tai giữa

4. Chẩn đoán và điều trị viêm VA

Viêm VA cấp tính ở độ tuổi từ 6 tháng đến vài ba tuổi ở một tần suất vừa phải là một sự tất yếu. Mặc dù vậy, viêm VA đi kèm nhiều triệu chứng khó chịu, làm cuộc sống của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu viêm VA, bố mẹ vẫn phải cho trẻ thăm khám và điều trị với chuyên gia, tránh chất lượng cuộc sống trẻ suy giảm.

Trẻ bị viêm VA chủ yếu được chẩn đoán bằng nội soi tai mũi họng. Sau thăm khám và chẩn đoán, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng viêm VA ở trẻ. Ở thời điểm hiện tại, có 2 phương pháp điều trị viêm VA là:

– Điều trị nội khoa: Viêm VA không biến chứng được điều trị bằng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, thuốc loãng đờm giảm ho, thuốc nhỏ mũi. Kháng sinh chỉ được chuyên gia chỉ định trong những trường hợp viêm VA nặng, biến chứng hoặc đe dọa biến chứng.

– Điều trị ngoại khoa: Nạo VA

Phương pháp điều trị ngoại khoa – Nạo VA được chỉ định trong các trường hợp: Viêm VA tái đi tái lại (trên 5 lần một năm), thời gian kéo dài nhiều tuần; viêm VA biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang, rối loạn tiêu hóa,…; VA quá phát, gây nghẽn đường thở, không đáp ứng điều trị nội khoa. Các trường hợp sau, chống chỉ định nạo VA: Trẻ có các bệnh lý liên quan đến máu, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lao đang phát triển; trẻ có viêm mũi họng cấp; trẻ đang sốt siêu vi; trẻ dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch;…

Nạo VA chỉ là một tiểu phẫu. Hiện nay, phương pháp nạo VA được đông đảo phụ huynh lựa chọn cho trẻ nhất là nạo VA công nghệ Plasma Plus. Sử dụng dao Plasma có khả năng đông điện và giải phóng năng lượng thấp, phương pháp này xử lý triệt để tình trạng viêm VA mà bệnh nhân ít đau, ít chảy máu, ít biến chứng, nhanh hồi phục. Thời gian thực hiện nạo VA bằng công nghệ Plasma Plus chỉ từ 30 đến 45 phút. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 24 giờ.

Trẻ bị viêm VA có thể sẽ được chỉ định nạo VA

Phương pháp nạo VA được đông đảo phụ huynh lựa chọn nhất là nạo VA công nghệ Plasma Plus

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị viêm VA phải làm sao. Hy vọng rằng với thông tin đó, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước viêm VA. Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI, nếu bố mẹ còn băn khoăn cần giải đáp, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital