Nhận biết dấu hiệu trẻ bị viêm VA và cách xử lý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Trần Thanh

Phụ trách phòng khám Tai Mũi Họng Cơ sở 32 Đại Từ

Trẻ bị viêm VA cần được phát hiện sớm và xử lý đúng cách, kịp thời để tránh những biến chứng lây nhiễm mà bệnh có thể gây nên. Vậy, làm thế nào để cha mẹ nhận biết khi con bị viêm VA. Trước bệnh lý này của con, cha mẹ cần xử lý như thế nào? Cùng TCI tham khảo những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Nhận biết viêm VA ở trẻ

1.1. Sơ lược về VA

VA (Végétations Adénoides) là một tổ chức lympho tại miệng và họng, vị trí ở nóc vòm, sau cửa mũi sau, là một phần của vòng bạch huyết Waldeyer, còn được gọi là amidan Luschka. Viêm VA là hiện tượng viêm nhiễm tổ chức này do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây nên.

VA thường phát triển mạnh mẽ ở trẻ nhỏ và bắt đầu suy thoái khi trẻ khoảng 5-6 tuổi. Trong một số trường hợp, VA quá phát có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như khó thở, viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sự thoái triển tự nhiên của chúng. Trong những trường hợp như vậy, có thể cần phải can thiệp để loại bỏ VA.

Viêm VA có 2 dạng:

– Viêm VA cấp tính: tình trạng viêm cấp tính ở VA, xuất tiết hoặc có mủ, thường gặp khi trẻ còn nhỏ (dưới 4 tuổi), cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn nhưng rất hiếm.
– Viêm VA mạn tính: là kết quả của việc VA viêm nhiễm cấp tính nhiều lần, dẫn đến tình trạng VA quá phát hoặc xơ hóa.

viêm VA

Viêm VA là bệnh lý tai mũi họng thường xảy ra ở trẻ nhỏ

1.2. Những triệu chứng khi trẻ bị viêm VA

1.2.1. Viêm VA cấp tính

– Trẻ sốt đột ngột, nhiều trường hợp sốt cao, đôi khi không sốt. Khi sốt cao, trẻ thường kèm phản ứng dữ dội như co thắt thanh môn, co giật. Hiện tượng sốt ở trẻ lớn thường diễn biến nhẹ hơn ở trẻ sơ sinh.

– Ngạt mũi nặng ở trẻ sơ sinh và nhẹ hơn ở trẻ lớn, Tình trạng ngạt mũi nặng khiến trẻ thường phải há miệng khi thở, ăn/bú kém, khóc/nói giọng mũi, ngủ ngáy,…

– Chảy dịch mũi trong và đục dần, vàng xanh khi VA viêm lâu ngày.

– Ho sau khoảng 1 vài ngày bắt đầu dính bệnh.

– Một số triệu chứng có thể kèm theo: viêm họng, ù tai, nghe kém

Khám thực thể, có thể thấy:

– Tổ chức VA sưng đỏ
– Hốc mũi và bề mặt VA nhiều mủ nhầy.
– Niêm mạc họng đỏ, có nhầy trắng vàng.
– Màng nhĩ tai mất móng, xám đục, hơi lõm (vì vòi nhĩ tắc).
– Hạch nhỏ hàm nhưng không có hiện tượng viêm quanh hạch

1.2.2. Viêm VA mạn tính

– Trẻ hay sốt vặt
– Trẻ ăn kém, phát triển thể chất chậm, da xanh xao, miệng há,răng vẩu,…
– Có thể đãng trí, kém tập trung do ảnh hưởng của viêm VA khiến tai kém, não thiếu oxy vì thiếu thở mạn tính,…
– Tắc ngạt mũi với tần suất tăng dần
– Viêm mũi
– Ho khan
– Ngủ kém
– Nghe kém

Nội soi tai mũi họng:

– Hốc mũi trẻ nhiều mủ nhầy, niêm mạch và cuốn mũi phù nề, khối sùi bóng đỏ mấy mé cửa mũi sau.
– Thành sau họng nhiều khối lympho, có dịch mủ nhầy.
– Màng nhĩ sẹo hoặc lõm.

Dựa theo mức độ che lấp của VA, bác sĩ sẽ xếp loại và có những chỉ định phù hợp, có thể cần phẫu thuật với trường hợp VA quá phát nặng:
– VA phù đại độ I: mức độ che lấp của VA với cửa mũi sau dưới 25%
– VA phù đại độ II: mức độ che lấp của VA với cửa mũi sau khoảng 25 – 50%
– VA phù đại độ III: mức độ che lấp của VA với cửa mũi sau dưới 75%
– VA phù đại độ IV: mức độ che lấp của VA với cửa mũi sau trên 75%

Tình trạng trẻ bị viêm VA

107700123

2. Viêm VA liệu có gây nguy hiểm đối với trẻ?

Viêm VA có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe cho trẻ khi được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu không điều trị, hoặc nếu viêm trở nên nặng nề, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Một số vấn đề có thể xuất hiện khi trẻ bị viêm VA bao gồm:

– Khó thở: VA viêm lớn có thể làm cản trở đường hô hấp, gây khó thở, đặc biệt là khi trẻ đang nằm nghiêng về phía sau. Nhiều trường hợp, trẻ bị đột ngột khó thở kèm theo cơn hen dữ dội về đêm.

– Viêm nhiễm: VA viêm có thể dễ bị nhiễm khuẩn, gây ra viêm nhiễm và các triệu chứng như đau họng, sốt và mệt mỏi.

– Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: thể chất kém, một số trường hợp “em bé VA” có hiện tượng cơ thể biến dạng: lồng ngực dẹp, lưng cong, răng vẩu, răng mọc lệch, mắt to, môi dưới dài, người ngây ngô,…

– Ảnh hưởng đến giấc ngủ và học tập: Viêm VA có thể gây ra rối loạn giấc ngủ do khó thở và có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập của trẻ.

– Bệnh lý biến chứng: viêm thanh khí phế quản, viêm tại giữa, áp xe sau thành họng, viêm đường tiêu hóa

– Biến chứng nặng: thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, viêm ổ mắt

3. Xử trí viêm VA ở trẻ

3.1. Chỉ định khi trẻ bị viêm VA

Khi nghi ngờ trẻ có hiện tượng viêm VA, cha mẹ cần sớm đưa con đến các cơ sở có bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán, đánh giá và có phương pháp điều trị khoa học, phù hợp cho bé. Đây là điều cần thiết để tránh tình trạng viêm nhiễm biến chứng mạn tính gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thể trạng và tinh thần của trẻ, đồng thời, phòng ngừa các bệnh lý biến chứng hiệu quả cho trẻ.

Điều trị trẻ bị viêm VA

Phẫu thuật viêm VA được chỉ định trong các trường hợp nặng

Trong hầu hết các trường hợp, viêm VA có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật loại bỏ VA nếu cần thiết, nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng. Chỉ định này phải được xem xét và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng trẻ nhận được điều trị phù hợp và an toàn.

3.2. Phương pháp điều trị cho trẻ bị viêm VA

– Điều trị nội khoa: hút mũi, nhỏ mũi, sát trùng nhẹ phù hợp với trẻ; khí dung corticoid và kháng sinh; kháng sinh toàn thân với các trường hợp nặng, biến chứng; các biện pháp nâng đỡ thể trạng với dinh dưỡng, vệ sinh, cải tạo môi trường sống;…

– Phẫu thuật: nạo VA được chỉ định khi VA quá phát nặng, có biến chứng, tái nhiễm nhiều lần,… Chỉ định này cần cân nhắc loại bỏ với các trẻ có bệnh về máu, đang trong đợt viêm cấp tính hoặc có bệnh lý cản trở,…

Trẻ bị viêm VA có thể chịu nhiều ảnh hưởng, khó khăn trong cuộc sống và nguy cơ các bệnh biến chứng nặng. Tuy nhiên, việc nhận biết sớm và điều trị hiệu quả có thể giúp cải thiện tình hình, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ. Vì thế, khi nghi ngờ con bị viêm VA, cha mẹ cần sớm tham vấn ý kiến của bác sĩ để xác định phương pháp điều trị phù hợp cho con trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital