Viêm đường tiết niệu ở trẻ và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng khá phổ biến, chủ yếu do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm gây ra. Viêm tiết niệu ở trẻ em, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thận, đặc biệt là với các trường hợp trẻ dưới 6 tuổi.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khắp cơ thể gọi là nhiễm trùng huyết.

Viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khắp cơ thể gọi là nhiễm trùng huyết.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ thường biến mất nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách. Trong trường hợp trẻ vẫn tiếp tục bị viêm nhiễm cho dù đã áp dụng các phương pháp điều trị, các bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu có.
Viêm đường tiết niệu có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khắp cơ thể gọi là nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Các vấn đề ở đường tiết niệu thường gặp ở những trẻ đẻ non, trẻ sơ sinh hoặc ở những trẻ có dòng chảy nước tiểu bị chặn.

Nguyên nhân nào gây viêm đường tiết niệu ở trẻ?

Vi trùng sống trong ruột già và trong phân có thể có trong niệu đạo. Đây là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài của cơ thể. Sau đó vi trùng có thể từ từ xâm nhập vào bàng quang và thận.

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở trẻ là?

Sốt không do cúm hoặc các bệnh khác có thể là triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở trẻ.

Sốt không do cúm hoặc các bệnh khác có thể là triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở trẻ.

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể không có những triệu chứng viêm đường tiết niệu thường gặp như đau hoặc rát khi đi tiểu. Hơn nữa ở giai đoạn này, trẻ chưa biết nói nên không thể cho cha mẹ biết trẻ đang có vấn đề gì. Cha mẹ cần để ý những biểu hiện sau ở trẻ có thể là triệu chứng của viêm đường tiết niệu:

  • Sốt không do cúm hoặc các căn bệnh khác
  • Nước tiểu có mùi lạ
  • Ói mửa
  • Trẻ ít đói
  • Trẻ có những hành động lạ kỳ

Trẻ lớn hơn có thể gặp phải những triệu chứng phổ biến của viêm đường tiết niệ như:

  • Đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Thường xuyên muốn đi tiểu
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang
  • Nước tiểu có mùi hôi, có lẫn máu hoặc có màu đỏ, màu hồng
  • Cảm thấy đau ở vùng ngay dưới lồng xương sườn và phía trên thắt lưng ở một bên hoặc cả hai bên lưng
  • Đau bụng dưới

Viêm đường tiết niệu ở trẻ được chẩn đoán như thế nào?

Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và hỏi về các triệu chứng mà trẻ gặp phải. Trẻ cũng có thể cần phải thực hiện xét nghiệm phân tích nước tiểu và nuôi cấy vi khuẩn trong nước tiểu để kiểm tra vi trùng trong nước tiểu. Khi phát hiện thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ viêm đường tiết niệu, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị ngay.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ thường được điều trị như thế nào?

Trẻ sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu

Trẻ sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu

Trẻ sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu. Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngừng dùng thuốc kể cả khi tình trạng của trẻ đã khá lên rất nhiều. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào  tình trạng bệnh, độ tuổi của trẻ, và các loại thuốc kháng sinh.
Để giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cha mẹ có thể cho trẻ uống nhiefu nước để loại bỏ bớt vi trùng. Nhắc nhở trẻ đi vệ sinh thường xuyên và nhớ phải tiểu hết.
Thông báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ không cảm thấy đỡ hơn trong vòng 2 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc khác. Điều quan trọng là cần điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhanh chóng để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Đôi khi trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể cần truyền thuốc qua đường tĩnh mạch và ở lại trong bệnh viện một thời gian.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital