Thoát vị đĩa đệm điều trị hiệu quả bằng nhiều cách

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Thoát vị đĩa đệm điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách thức điều trị khác nhau.

1. Tổng quan về thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ mô tả tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra ngoài vị trí thông thường hoặc xuyên qua dây chằng chèn vào các rễ thần kinh gây tê bì và đau nhức. Tình trạng thoát vị thường là hậu quả của chấn thương hoặc do đĩa đệm bị mòn, xẹp hoặc thoát vị và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Trên lâm sàng, bệnh nhân thường gặp tình trạng đau nhức lan từ lưng xuống bàn chân (đau thần kinh tọa) nhưng thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng là phổ biến nhất.

Thoát vị đĩa đệm điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách thức điều trị khác nhau.

Thoát vị đĩa đệm cột là bệnh gì

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là phổ biến nhất.

2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm dễ nhận biết

– Đau nhức cổ hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau nhức đột ngột ở vùng cổ, lưng hoặc vai gáy, cổ và chân tay khi bị bệnh và sau đó lan tỏa sang vùng vai gáy và cẳng chân. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc hàng tháng hoặc có khi hơn cơn đau tăng lên khi cử động hoặc di chuyển và nặng dần khi ngồi một chỗ.

– Triệu chứng tê bì toàn thân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ dây thần kinh gây đau nhức và tê bì vùng lưng và vùng cổ sau đó dần lan xuống mông, đùi, cẳng chân và gót chân. Lúc đầu người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, thường xuyên thấy mình như có kiến bò trong cơ thể…

– Yếu cơ, liệt: xuất hiện khi bệnh ở mức độ nghiêm trọng, hoặc mất một thời gian dài mới nhận biết được. Giai đoạn này bệnh nhân khó có thể đi lại được lâu dần dẫn tới liệt hai chân, teo cơ và liệt các chi phải ngồi xe lăn.

Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhưng không có biểu hiện gì. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng như:

– Đau, tê bì và yếu cơ ngày một trầm trọng và ảnh hướng lớn đến cuộc sống thường nhật

– Tình trạng khó tiểu hoặc thông đái

– Tình trạng rối loạn cảm giác tại những vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như đùi trong, phía dưới lưng và vùng xung quanh hậu môn

3. Biến chứng do thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm nếu không được chữa trị sớm sẽ để lại các hậu quả nghiêm trọng:

– Khi nhân nhầy lọt vào trong khoang sống gây chèn ép rễ dây thần kinh và gây bít khoang tuỷ sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.

Biến chứng do thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.

– Hội chứng đuôi ngựa: rễ dây thần kinh vùng lưng bị chèn ép sẽ khiến bệnh nhân đại tiện không tự chủ.

– Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên yếu và bị nhão khiến các chi suy yếu dần khiến chân tay nhỏ lại và khả năng vận động giảm sút.

– Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị chèn ép sẽ làm tổn thương đến cơ đường tiết niệu: khó đi tiểu, sau đó bị đái nhiều và nước tiểu bị rỉ ra một cách ồ ạt

4. Điều trị nội khoa bằng thuốc

Ngoài điều trị triệu chứng thì bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc giúp làm giảm các triệu chứng và giúp bệnh nhân thấy thoải mái hơn.

– Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơn đau của bạn từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol và một số loại khác); Ibuprofen (Advil, Motrin IB…) hoặc Naproxen sodium (Aleve).

-Thuốc giãn cơ: Thuốc này cũng có thể được sử dụng đối với các trường hợp bị co thắt cơ bắp. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có phản ứng phụ là gây đau đầu, buồn nôn và chóng mặt.

– Thuốc giảm đau Opioid: Nếu những loại thuốc kể trên không làm giảm cơn đau thì bác sĩ sẽ cân nhắc về việc dùng ngắn hạn thuốc Opioid và Codeine hoặc phối hợp với oxycodone-acetaminophen (Percocet hoặc Roxicet). Người bệnh có thể chịu những tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. ..

5. Thoát vị đĩa đệm điều trị bằng tiêm thuốc Steroid

Trong trường hợp những biện pháp nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau dạng uống và vật lý trị liệu không tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc Steroid vào vùng quanh thần kinh cột sống. Đây cũng được coi là phương pháp tiêm ngoài màng cứng có thể sử dụng đối với trường hợp thoát vị từ trung bình đến nặng.

Thuốc Steroid sẽ giúp giảm sưng và giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm và giúp người bệnh di chuyển dễ dàng. Bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh chụp X-quang hoặc CT để tìm thấy vị trí phù hợp cho bệnh nhân tiêm thuốc Steroid. Phương pháp tiêm cần phải tiến hành nhiều lần với liệu trình tiêm là 3 mũi/đợt và khoảng cách giữa mỗi đợt từ 3-7 ngày.

6. Thoát vị đĩa đệm điều trị không cần thuốc

6.1. Nghỉ ngơi

Thoát vị đĩa đệm điều trị bằng cách nghỉ ngơi giúp làm giảm sưng đau và giúp các tổn thương có thời gian lành hơn. Trong giai đoạn đầu, người bệnh được khuyến khích nằm trên giường khoảng 1-2 ngày và không tập luyện hay tham gia những hoạt động đòi hỏi phải khom lưng hay mang vác vật nặng. Tuy nhiên, bạn không nên nghỉ ngơi quá lâu, nhằm hạn chế tình trạng khớp và cơ bắp bị căng cứng.

6.2. Vật lý trị liệu

Một số bài tập có thể giúp giảm những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thích hợp với mức độ bệnh lý và thể lực. Chương trình vật lý trị liệu có thể bao gồm: Các bài tập kéo giãn giúp làm cho cơ dẻo dai; Các bài tập yoga giúp giảm đau vai hoặc lưng, giúp tăng sản xuất endorphin – chất dẫn truyền thần kinh hoạt động như một loại thuốc giảm đau nội sinh và giúp cải thiện tâm trạng.

Thoát vị đĩa đệm điều trị vật lý trị liệu

Thoát vị đĩa đệm điều trị vật lý trị liệu cần được bác sĩ hướng dẫn

6.3. Thoát vị đĩa đệm điều trị bằng massage

Phương pháp vật lý trị liệu đã được nghiên cứu từ hàng ngàn năm trước và chứng tỏ tác dụng giúp giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu và giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả. Hiện có khoảng 80 kiểu massage trị liệu với nhiều phương pháp phong phú.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng phương pháp này thì bạn nên thảo luận với bác sĩ nhằm đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp nhất.

6.4. Liệu pháp nhiệt độ

Cả chườm nóng và chườm lạnh đều có thể được sử dụng trong chữa trị những cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Nguyên tắc chung là chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên sau chấn thương và sau đó chườm nóng hay lạnh tùy theo nhu cầu của người bệnh. Một số trường hợp có thể luân phiên dùng cả chườm nóng và chườm lạnh.

6.5. Thoát vị đĩa đệm điều trị bằng liệu pháp xung điện

Các xung điện mô phỏng hoạt động của cơ thể bắt nguồn từ những tế bào thần kinh hướng đến cơ hoặc thần kinh khiến cho những cơ bắp co lại. Phương pháp xung điện được lặp đi lặp lại để giảm đau nhức và tăng lưu thông máu, phục hồi những chấn thương và tăng sức bền cho cơ và “huấn luyện” cơ bắp phản ứng nhanh chóng với những thay đổi đột ngột của cơ thể.

6.6. Phương pháp Chiropractic

Đây là phương pháp nắn chỉnh các đốt sống bị sai lệch trở về đúng tư thế. Chiropractic thường hiệu quả với những cơn đau vùng lưng dưới. Tuy nhiên, khi bị thoát vị đĩa đệm ở cổ, người bệnh cần thận trọng, phòng nguy cơ đột quỵ.

7. Điều trị ngoại khoa

– Mổ hở

– Vi phẫu

– Nội soi

– Hợp nhất cột sống

– Thay đĩa đệm nhân tạo

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital