Xử trí nhanh khi các dị vật chui vào tai

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Các dị vật chui vào tai có thể gây ra những nguy hiểm trực tiếp với người bệnh. Chính vì thế, cần có cách xử lý nhanh và kịp thời với tình huống này. Tuy nhiên, việc trực tiếp gắp dị vật chui vào tai lại là điều được lưu ý không nên thực hiện. Vậy, bạn cần xử trí như thế nào khi gặp tình huống dị vật chui vào tai? Hãy cùng tìm hiểu về dị vật tai và trang bị cách xử lý phù hợp với bài viết dưới đây.

1. Cảnh giác với tình huống các dị vật lạ chui vào tai

1.1. Dị vật chui vào tai không hiếm gặp trong đời sống

Dị vật (vật lạ) chui vào tai thường được xác định là các dị vật sống, gồm các côn trùng hoặc một số loại động vật nhỏ. Tai nạn dị vật sống chui vào tai không hiếm gặp và có thể xảy ra ở nhiều tình huống như: đang ngủ thì bị côn trùng, động vật chui vào tai, đang đi đường thì bị dị vật bay/bò vào, bơi/tắm ở sông, suối hoặc hồ và bị đỉa, vắt,… chui vào tai,… Thông thường, tai nạn này mang đến nhiều phiền phức với biểu hiện rõ ràng và cần được xử lý gấp.

Các dị vật chui vào tai

Dị vật chui vào tai mang đến nhiều triệu chứng khó chịu

1.2. Những dấu hiệu nhận biết có dị vật chui trong tai

Dị vật chui vào tai có thể có gây ra những triệu chứng bất thường không theo thời điểm. Chúng ta có thể nhận biết dị vật tai với những dấu hiệu như:

– Cảm giác buồn hoặc ngứa, khó chịu trong tai vì dị vật. Thông thường, người bệnh có thể cảm nhận thấy sự di chuyển của dị vật sống trong tai. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến nếu dị vật cắn hay làm tổ, gây viêm nhiễm.

– Âm thanh bất thường trong tai do côn trùng, vật sống gây nên. Điều này có thể do dị vật di chuyển tạo nên âm thanh va chạm với ống tai, hoặc côn trùng phát ra âm thanh (kêu, vỗ cánh), hoặc do vật sống làm thay đổi đường truyền âm thanh tự nhiên, gây hiện tượng ù tai cho người bệnh.

– Cảm giác đau và có thể tai chảy máu vì dị vật sống trong tai gây tổn thương. Động vật trong tai có thể cắn, cào, hút máu, làm thủng màng nhĩ khiến cho người bệnh bị đau và tai chảy máu. Ngoài ra, tình trạng chảy máu cũng có thể xảy ra khi dị vật gây viêm nhiễm.

– Cảm giác mất thăng bằng và chuếnh choáng: Tai có vai trò quan trọng trong việc cân bằng cơ thể. Dị vật chui vào tai có thể ảnh hưởng đến chức năng này, khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng khi đi, đứng.

– Nghe kém khi có dị vật sống trong tai. Điều này có thể do dị vật làm cản trở đường nghe, do dị vật gây viêm nhiễm ống tai hoặc tai giữa khiến chức năng nghe kém, hoặc do dị vật làm thủng màng nhĩ gây tình trạng điếc tạm thời.

1.3. Dị vật chui vào tai liệu có gây ra tình trạng nguy hiểm?

Những triệu chứng dị vật chui vào tai trên đây ít nhiều cho thấy những ảnh hưởng mà dị vật sống chui vào tai gây ra. Chúng có thể là nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp làm tai bị thương tổn, viêm nhiễm, thủng màng nhĩ và ảnh hưởng đến thính lực.

Các dị vật chui vào tai

Dị vật chui vào tai có thể ảnh hưởng đến thính lực, các chức năng của tai cũng như các vấn đề sức khỏe

Dị vật trong tai lâu dài cũng là nguyên nhân gây nên các hiện tượng viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa với biến chứng xa là tình trạng ảnh hưởng dây thần kinh số 7, viêm nhiễm nội sọ nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy, cần sớm lấy dị vật sống trong tai. Các bác sĩ Tai Mũi Họng cũng cho biết: với người bị dị vật sống chui vào tai, nên đến các cơ sở y tế để khám, lấy dị vật đúng cách và xử lý biến chứng của tình trạng dị vật tai.

2. Cách xử lý các dị vật sống chui vào tai

Với tình trạng dị vật tai là dị vật sống, người bệnh không nên cố ngoáy tai hoặc tự gắp dị vật ra ngoài. Nguyên nhân là vì trước những phản ứng này, các động vật sống có thể phản ứng cắn hoặc chui vào tai trong làm loạn hơn, khiến người bệnh đối diện với nhiều nguy hiểm hơn.

Khi bị các dị vật chui vào trong tai, người bệnh nên đến ngay các bác sĩ Tai Mũi Họng để được hỗ trợ loại bỏ dị vật đúng cách. Điều quan trọng khi thực hiện thao tác này là cần bất hoạt dị vật sống để giảm đau cho người bệnh. Khi dị vật chết hoặc không thể phản kháng, các bác sĩ sẽ đổ hoặc ồn để động vật bị ngột và chết. Sau đó, sử dụng bơm nước muối hoặc kẹp, nhíp gắp dị vật ra ngoài.

Cần chú ý rằng, việc bơm nước muối hoặc cồn vào ống tai chỉ thực hiện sau khi xác định người bệnh không bị thủng màng nhĩ. Nếu có hiện tượng thủng màng nhĩ, cách làm này sẽ gây nguy hiểm cho tai và thính lực của người bệnh. Sau khi gắp dị vật, việc xử lý viêm nhiễm và phòng ngừa biến chứng cũng rất cần thiết.

Với mỗi đối tượng, bác sĩ có thể có những cách thức hỗ trợ điều trị khác nhau. Ví dụ, đối với trẻ nhỏ cha mẹ không thể cố định trẻ, bác sĩ có thể cần gây mê toàn thân hoặc gây mê sâu cho trẻ để việc lấy dị vật dễ dàng hơn, phòng ngừa thương tích màng nhĩ hoặc xương con với trẻ.

Các dị vật chui vào tai

Xử lý dị vật chui vào tai theo kết quả thăm khám với từng trường hợp cụ thể

3. Phòng ngừa các dị vật bất ngờ chui vào tai và mất kiểm soát

Dị vật chui vào trong tai là hiện tượng khó chịu và gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như tinh thần người bệnh. Vì thế, nên phòng tránh vấn hằng ngày để tránh gặp phải hiện tượng này bằng các cách như:

– Nên vệ sinh nhà cửa, nơi ở, nơi làm hằng ngày để tránh các loại côn trùng sống và làm tổ, bò vào tai khi ngủ hoặc khi không chú ý trẻ nhỏ.

– Nên ngủ ở nơi cao, không ngủ trên nền nhà. Nên chú ý bỏ màn, mùng để tránh côn trùng tiếp cận khi đang ngủ.

– Gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý vệ sinh nơi trẻ nằm cũng như coi sóc trẻ cẩn thận, tránh côn trùng đến gần.

– Khi bơi hoặc tắm nơi không gian hồ, suối,… nên đeo nút bịt tai để tránh dị vật vào tai. Ngoài ra, cần vệ sinh tai sau khi bơi, tắm để phòng ngừa tình trạng ống tai nhiễm nước cũng như có vật ký sinh.

– Khi ta ngoài, nên chú ý bảo vệ tai để tránh trường hợp dị vật bay/bò vào tai bất thường.

Thực hiện những điều trên để phòng tránh các dị vật chui vào tai. Đồng thời, đừng quên đến sớm các bệnh viên, cơ sở Tai Mũi Họng để được xử lý dị vật tai đúng cách, hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital