Vôi răng dưới nướu thường gây nhiều phiền toái cho những ai mắc phải. Không chỉ là cảm giác khó chịu, tình trạng này còn có thể gây nên nhiều bệnh lý nếu không được xử lý kịp thời. Sau đây là một số điều cần biết về tình trạng này để giúp việc chăm sóc răng miệng hiệu quả, an toàn hơn.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về tình trạng vôi răng dưới nướu
1.1 Các loại cao răng
Có 2 dạng vôi răng cơ bản:
– Vôi răng trên thân răng: Đây là loại vôi răng màu vàng nâu hoặc nâu đỏ. Những mảng cao răng này tồn tại ở trên thân răng và quanh vùng cổ răng. Tại vị trí này, ta có thể quan sát thấy cao răng bằng mắt thường.
– Vôi răng dưới nướu: Đây là loại vôi răng khá nguy hại. Với vị trí xuất hiện dưới nướu, những mảng cao răng này sẽ khó quan sát. Chúng không thể được loại bỏ dễ dàng và bắt buộc phải xử lý tại nha khoa.
1.2 Thế nào là vôi răng dưới nướu?
Vôi răng dưới nướu là vấn đề không còn xa lạ. Đây chính là kết quả từ những mảng bám, vi khuẩn và thức ăn thừa bị vôi hóa. Từ đó, chúng gây ra sự tích tụ các chất khoáng ở trên bề mặt của chân răng và cả dưới viền nướu. Thậm chí tình trạng này có thể kéo tới cả vào những túi nha chu.
Thông thường, những mảng vôi răng ở dưới nướu sẽ màu nâu sậm và dần chuyển sang xanh đen. Sau khi chuyển màu, chúng sẽ cứng hơn phần cao răng ở trên nướu. Trên thực tế, nhiều người lầm tưởng rằng vôi răng ở dưới nướu hình thành nên do sự kéo dài trực tiếp từ những cao răng trên nướu. Tuy nhiên chúng thật ra lại được hình thành từ quá trình khoáng hóa của mảng bám ở dưới nướu.
Khi những mảng bám đã bị vôi hóa, trở nên cứng hơn thì rất khó để loại bỏ bằng những dụng cụ bình thường, Người bệnh cần tới nha khoa để được xử lý phù hợp.
2. Vôi răng dưới nướu gây ra những nguy hiểm gì?
2.1 Viêm lợi
Viêm lợi là một trong những tình trạng phổ biến gây nên do sự tấn công của vi khuẩn trong cao răng. Chúng khiến cho lợi sưng đỏ, bị đau nhức. Thậm chí, nhiều trường hợp, bệnh nhân còn bị chảy máu. Với tình trạng này, việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn, quá trình ăn uống bị ảnh hưởng. Do đó, nếu không thực hiện điều trị sớm, một số biến chứng nghiêm trọng sẽ xảy ra.
2.2 Viêm nha chu
Trong quá trình phát triển, vi khuẩn sẽ giải phóng những men cùng độc tố có hại. Từ đó, lợi bị viêm, sự liên kết giữa nướu và chân răng mất đi. Tình trạng như sưng đau, chảy máu chân răng, … sẽ xảy ra. Những vấn đề này nếu không được khắc phục kịp thời thì lâu ngày sẽ dẫn tới viêm nha chu. Khi ấy, những hệ thống dây chằng, xương ổ răng, … đều sẽ bị ảnh hưởng.
2.3 Sâu răng dưới nướu
Khi tình trạng cao răng nghiêm trọng, các vi khuẩn tấn công sẽ khiến răng bị sâu. Nếu như thức ăn chứa nhiều thành phần đường bột, sự lên men tạo ra axit sẽ càng mạnh. Axit tạo ra có thể phá hủy các mô răng. Lâu ngày, những lỗ sâu màu đen sẽ hình thành và ăn sâu xuống tủy.
2.4 Tụt lợi
Những mảng bám cao răng khi đã phát triển lớn sẽ kéo theo tình trạng vùng lợi răng xuống sâu bên dưới. Vì vậy, răng sẽ mất đi khả năng bám chắc. Răng sẽ dễ lung lay và cũng từ đó làm giảm khả năng ăn nhai. Thậm chí, người bệnh còn có thể bị mất răng vĩnh viễn.
3. Quy trình thực hiện lấy cao răng dưới nướu
Dù hiện tại có khá nhiều phương pháp lấy cao răng tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên được truyền tai nhau nhưng tất cả đều chưa được kiểm chứng về độ an toàn, hiệu quả. Thông thường, vôi răng ở dưới nướu rất cứng nên khó có thể làm sạch. Nếu ta cố tự cạo vôi răng có nguy cơ tác động quá mạnh và gây ra tổn thương cho răng lợi.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc loại bỏ cao răng nên được thực hiện tại nha khoa. Khi đó, những ảnh hưởng tới men răng hay mô nướu sẽ không xảy ra. Sau đây là quy trình thực hiện lấy vôi răng ở dưới nướu:
– Bước 1: Thực hiện thăm khám, xác định mức độ cao răng và chỉ định phương án phù hợp.
– Bước 2: Thực hiện cạo bỏ vôi răng. Ta có thể lựa chọn phương pháp lấy cao răng thông thường hoặc lấy cao răng bằng máy siêu âm. Máy siêu âm với lực rung linh hoạt sẽ dễ khiến mảng bám cao răng tách rời mà không gây ê buốt, đau nhức.
– Bước 3: Thực hiện đánh bóng bề mặt răng để tạo độ trơn nhẵn. Từ đó, hàm răng sẽ được hạn chế khả năng hình thành mảng bám về sau hơn.
– Bước 4: Sau khi đã thực hiện xong, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn về chế độ chăm sóc cũng như những lưu ý cần thiết.
4. Lấy cao răng dưới nướu có gây tình trạng chảy máu không?
Lấy cao răng định kỳ 2 lần mỗi năm là một thói quen cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại điều này có thể khiến răng đau nhức, chảy máu. Nguyên nhân là do vôi răng nằm dưới nướu và bám chắc vào lợi, thân răng, lo ngại lấy cao răng dưới nướu có thể khiến chảy máu. Thế nhưng thực tế thì quá trình lấy cao răng thường khá nhảy nhàng. Nguy cơ chảy máu chân răng là gần như không có trừ trường hợp bị cao răng quá nghiêm trọng.
Dù có bị chảy máu, ta cũng không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ không kéo dài mà nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài giờ. Sau đó, nếu ta thực hiện chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cảm giác đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Sau đó, người bệnh có thể thực hiện ăn uống như bình thường.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về tình trạng vôi răng dưới nướu. Có thể thấy, việc lấy cao răng định kỳ là rất cần thiết cho một sức khỏe răng miệng tốt. Tuy nhiên, ta cũng nên lưu ý về việc lựa chọn địa chỉ nha khoa thực hiện uy tín, bác sĩ kinh nghiệm để đảm bảo về độ an toàn, hiệu quả.