(Dân trí) – Sau khi nhổ răng khôn, nhiều bệnh nhân đã gặp biến chứng viêm huyệt ổ răng. Đây cũng là điều mà anh L.T.L, 26 tuổi từng trải qua. Anh ở trong tình trạng “mất ăn mất ngủ” liên tục trước khi được xử lý tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.
Viêm huyệt ổ răng còn được biết đến với tên gọi viêm xương ổ răng. Đây là tình trạng biến chứng dễ gặp phải sau khi thực hiện nhổ răng. Thông thường, biến chứng này có 2 loại là viêm ổ răng khô và viêm ổ răng ướt.
Menu xem nhanh:
Nỗi ám ảnh viêm huyệt ổ răng
Anh L. có một chiếc răng khôn mọc ở hàm dưới. Răng mọc lệch khiến anh thấy đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày. Để dứt điểm tình trạng, anh đã quyết định nhổ bỏ chiếc răng này tại một địa chỉ nha khoa gần nhà.
Quá trình nhổ răng khôn diễn ra tại nha khoa khá thuận lợi. Tuy nhiên, anh cho biết: “Sau khoảng 3-4 ngày, răng khôn đã nhổ nhưng tình trạng đau nhức không bớt mà vẫn dữ dội, kéo dài liên tục. Kèm theo đó, hàm co khít, không thể há to gây cản trở quá trình giao tiếp và ăn uống. Phần lợi xung quanh răng khôn đã nhổ có dấu hiệu bị sưng nề. Hơi thở xuất hiện mùi hôi khiến bản thân rất khó chịu và mệt mỏi”.
Anh đã thử sử dụng thuốc giảm đau nhưng không đem lại hiệu quả. Quá mệt mỏi với những cơn đau, anh L đã tới khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn và điều trị.
Ngăn chặn kịp thời, tránh biến chứng nặng nề
Tại khoa Răng Hàm Mặt của TCI, sau khi thăm khám và chụp X-quang để loại trừ những tình trạng khác, anh L được các bác sĩ nhận định đã mắc viêm huyệt ổ răng khôn. Đây là một trong những biến chứng thường gặp sau khi thực hiện nhổ răng khôn.
Theo bác sĩ Phạm Văn Tiến, khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI, hiện nay có khoảng 3-5% trên tổng số ca nhổ răng mắc tình trạng viêm huyệt ổ răng. Nguyên nhân của vấn đề thường do: vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn tới những mảng bám thức ăn mắc lại vào ổ răng dẫn tới viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, những hành động mạnh như ho, hắt hơi, súc miệng tác động gây vỡ cục máu đông; hoặc sai sót từ quy trình thực hiện nhổ răng cũng gây nên biến chứng trên.
Chữa trị viêm huyệt ổ răng không quá phức tạp nhưng cần thực hiện sớm để tránh gây thêm những biến chứng nghiêm trọng như suy giảm xương hàm, nhiễm trùng xương răng hay viêm xuất hiện mủ.
Theo bác sĩ Tiến, để điều trị tình trạng này, người bệnh sẽ được thực hiện những biện pháp sau:
Đầu tiên, bác sĩ vệ sinh phần huyệt ổ răng với nước muối và nước súc miệng. Điều này sẽ đảm bảo ổ răng không còn sót lại bất kỳ vụn thức ăn nào, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành bôi gel thuốc và băng bó bằng spongel hoặc băng gạc tại ổ răng. Như vậy, huyệt ổ răng sẽ được đảm bảo tuyệt đối không bị thức ăn mắc vào. Lưu ý, phương pháp điều trị này sẽ hiệu quả hơn khi bệnh nhân kết hợp thực hiện thay băng gạc tại nhà thường xuyên.
Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc. Người bệnh cần chú ý uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian đã quy định để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Lời khuyên của bác sĩ để tránh viêm huyệt ổ răng sau khi nhổ răng khôn
Bác sĩ Phạm Văn Tiến chia sẻ, viêm ổ răng là biến chứng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu của viêm ổ răng, bệnh nhân cần tới các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng khôn, người bệnh nên chọn bác sĩ có tay nghề cao, cũng như phương pháp nhổ răng an toàn, bởi đây là 2 yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng.
Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn đang được áp dụng rộng rãi, đó là nhổ răng thường (sử dụng kìm) và nhổ răng bằng phương pháp Piezotome (sử dụng sóng siêu âm). Với những ca nhổ răng khó như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm…, quá trình nhổ sẽ khó khăn và phức tạp hơn hơn. Người bệnh có thể bị chảy máu nhiều, có nguy cơ nhiễm trùng. Với những trường hợp răng khôn mọc khó, bác sĩ thường tư vấn bệnh nhân nên chọn công nghệ Piezotome.
Tuy chi phí khi nhổ răng bằng phương pháp Piezotome cao hơn nhưng lại có nhiều ưu điểm: sử dụng sóng siêu âm đi xung quanh răng làm đứt các dây chằng, làm giảm cảm giác đau đớn, xác định được chính xác hơn vị trí răng cần nhổ, tránh gây tổn thương do nhiệt, giảm tê bì môi má sau khi nhổ, thời gian nhổ nhanh chóng hơn, …
Ngoài ra, bệnh nhân khi nhổ răng bằng công nghệ Piezotome sẽ kiểm soát tốt hơn quá trình viêm, quá trình liền thương diễn ra nhanh chóng, hạn chế biến chứng.
Theo bác sĩ Tiến, để phòng tránh biến chứng viêm ổ huyệt ổ răng sau khi nhổ răng khôn, người bệnh cần thực hiện theo những lưu ý sau:
Bệnh nhân sau khi nhổ răng cần thực hiện giảm đau đúng cách bằng các phương pháp như: chườm túi lạnh, chườm túi ấm, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Sau khi nhổ răng, người bệnh nên uống nhiều nước để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, không sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.
Vấn đề vệ sinh răng miệng của bệnh nhân sau khi nhổ răng cần được đảm bảo. Bên cạnh những quy trình vệ sinh thông thường, người bệnh lưu ý chải răng nhẹ nhàng, tránh trực tiếp lên vùng lợi vừa nhổ răng và súc miệng nhẹ nhàng với nước muối mỗi ngày để làm sạch, tránh nhiễm trùng.
Khi ăn uống, người vừa thực hiện nhổ răng chỉ nên sử dụng những món mềm, lỏng như cháo, súp, sữa trong 24 giờ đầu tiên.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh sử dụng thuốc lá trong ít nhất 48 tiếng sau khi nhổ răng. Việc hút thuốc lá sẽ khiến vết thương lâu lành hơn và dễ xảy ra những biến chứng.
Nguồn: Chuyên mục Sức khỏe chủ động, báo điện tử Dân Trí