Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Mặc dù thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng và kịp thời như xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi,… Tiêm vắc xin thủy đậu là cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm bệnh an toàn, hiệu quả. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ cung cấp cho bạn thông tin về vắc xin thủy đậu, vắc xin thủy đậu tiêm khi nào và những lưu ý quan trọng khi đi tiêm. Cùng theo dõi nhé!
Menu xem nhanh:
1. Thông tin về vắc xin thủy đậu
Vắc xin thủy đậu được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ cơ thể trước virus thủy đậu và những tác động xấu do virus thủy đậu gây ra.
Hiện nay, thị trường Việt Nam phổ biến 3 loại vắc xin thủy đậu gồm vắc xin thủy đậu Varivax, vắc xin thủy đậu Varicella và vắc xin thủy đậu Varirix.
– Vắc xin thủy đậu Varivax do hãng Merck Sharp & Dohme (Hoa Kỳ) sản xuất, liều 0.5mL/liều, chỉ định tiêm cho trẻ tròn 12 tháng tuổi và người lớn chưa mắc bệnh.
– Vắc xin thủy đậu Varicella do hãng Green Cross (Hàn Quốc) sản xuất, liều 0.5mL/liều, chỉ định tiêm cho trẻ tròn 12 tháng tuổi và người lớn chưa mắc bệnh.
– Vắc xin thủy đậu Varilrix do hãng dược hàng đầu thế giới GlaxoSmithKline (Bỉ) sản xuất, liều 0.5mL/liều, chỉ định tiêm cho trẻ tròn 9 tháng tuổi và người lớn chưa mắc bệnh.
Cả 3 loại vắc xin thủy đậu đều là vắc xin sống giảm độc lực, có khả năng bảo vệ người tiêm trong thời gian dài chỉ với 1 – 2 liều tiêm. Hiện tại, chưa xác định được sau khi tiêm vắc xin thủy đậu có tác dụng chính xác trong bao lâu. Nhưng theo một số nghiên cứu thì vắc xin có thể có tác dụng trong khoảng 10 – 20 năm, sau khoảng thời gian này, mỗi chúng ta có thể chủ động đi tiêm nhắc lại để hiệu quả phòng ngừa được nâng cao.
2. Vắc-xin thủy đậu tiêm khi nào?
Tiêm vắc xin thủy đậu là cần thiết đối với cả trẻ em và người lớn để đề phòng bệnh và nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm do thủy đậu gây ra. Hiện vắc xin thủy đậu là một trong những vắc xin được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, tìm hiểu và lựa chọn tiêm phòng cho con. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết vắc xin thủy đậu tiêm khi nào?
Người được tiêm phòng vắc xin thủy đậu đầy đủ giúp tăng khả năng phòng bệnh lên đến 97%. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên nên đi tiêm vắc xin thủy đậu để phòng bệnh và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu mắc bệnh. Lịch tiêm vắc xin thủy đậu tùy thuộc vào từng lứa tuổi.
Với trẻ em từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi, lịch tiêm gồm hai mũi.
– Mũi 1: khi trẻ 12 tháng.
– Mũi 2: tiêm khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
Đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn, lịch tiêm vắc xin thủy đậu gồm hai mũi.
– Mũi 1: lần đầu tiên tiêm vắc xin thủy đậu.
– Mũi 2: sau khi tiêm mũi thứ nhất từ 4 đến 8 tuần.
Riêng đối với đối tượng phụ nữ, chị em nên hoàn tất lịch tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng để đảm bảo an toàn nhất.
Vắc xin thủy đậu sau khi được đưa vào cơ thể sẽ cần 1 đến 2 tuần để phát huy tác dụng hoàn toàn. Vì thế, bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng trước khi mùa dịch diễn ra tối thiểu 1 tháng. Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường cao điểm vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, bố mẹ nên cho con đi tiêm trước thời gian này.
3. Khi đi tiêm vắc-xin thủy đậu cần lưu ý những gì?
Khi đi tiêm phòng vắc xin thủy đậu, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng và giúp vắc xin đạt được hiệu quả tối đa nhất:
– Không nên tiêm thủy đậu nếu bị dị ứng với vắc xin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin.
– Không nên tiêm thủy đậu nếu bạn bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc ung thư, nhiễm HIV, đang hóa trị liệu, có bất thường về máu,…
– Khi đi tiêm phòng, bạn nên lựa chọn những cơ sở tiêm chủng uy tín để được đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng vắc xin, được làm sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa để và nhận chỉ định tiêm phù hợp, được theo dõi sau tiêm và cấp cứu xử trí trong trường hợp cần thiết.
– Trường hợp đang bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, mắc bệnh mãn tính đang tiến triển (lao phổi, viêm thận,…) hoặc mới ốm dậy bạn nên hoãn tiêm chủng cho đến khi sức khỏe đủ điều kiện.
– Sau khi tiêm phòng thủy đậu, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như sốt, sưng đau tới tại vị trí tiêm,.. đây là những phản ứng phụ thường gặp và không gây nguy hiểm, các phản ứng có thể tự biến mất sau 1 đến 2 ngày nên không cần quá lo lắng.
– Nếu cảm thấy không yên tâm về tình trạng sức khỏe, bạn có thể liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ phương pháp điều trị triệu chứng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vắc xin phòng thủy đậu, tiêm vắc xin phòng thủy đậu khi nào và những lưu ý cần thiết. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình. Nếu có câu hỏi liên quan tới vắc xin thủy đậu mong muốn được giải đáp hay có nhu cầu tiêm chủng vắc xin, bạn có thể liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.
Hiện tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI có cung cấp đầy đủ vắc xin thủy đậu và đa dạng các loại vắc-xin phòng bệnh khác dành cho trẻ em, người lớn, người trưởng thành, phụ nữ trước mang thai, phụ nữ đang mang thai,… giúp bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho mọi người.