Cúm là căn bệnh có thể tấn công chúng ta bất cứ khi nào. Tuy giai đoạn phát triển mạnh mẽ của cúm thường rơi vào mùa Đông – Xuân nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan với việc phòng bệnh. Vậy vắc xin cúm nên tiêm khi nào?
Menu xem nhanh:
1. Cúm và vắc xin phòng bệnh cúm
1.1. Bệnh cúm – Căn bệnh không chừa một ai
Cúm mùa là một trong những bệnh đường hô hấp nguy hiểm nhưng cũng rất dễ lây nhiễm. Virus cúm trong đó bao gồm chủng cúm A, cúm B và cúm C. Chúng thường lây qua không khí, cụ thể là qua giọt bắn khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Chính vì vậy, tốc độ lây nhiễm cúm thường rất nhanh.
Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của chúng ta. Cụ thể, các triệu chứng điển hình của cúm gồm:
– Sổ mũi, ho.
– Đau đầu, mệt mỏi.
– Nôn mửa.
– Ho.
Đối với những người khỏe mạnh, triệu chứng của cúm có thể giảm dần và biến mất sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, với những bệnh nhân có đề kháng kém, cơ thể suy nhược, cúm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bất cứ ai cũng nên tiêm phòng vắc xin cúm để tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
1.2. Vắc xin phòng cúm – Giải pháp phòng tránh cúm hiệu quả
Để phòng tránh nguy cơ nhiễm cúm mùa, không có biện pháp nào hiệu quả bằng việc sử dụng vắc xin. Vắc xin phòng bệnh cúm như một tấm khiên làm tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên của con người.
Khi được đưa vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại virus cúm. Kháng thể sẽ được sản sinh và đủ khả năng chống lại bệnh sau 2 tới 3 tuần tiêm vắc xin. Với sự xuất hiện của các kháng thể này, cơ thể sẽ tự tiêu diệt virus khi có tiếp xúc với mầm bệnh, từ đó giảm khả năng lây nhiễm cũng như giảm nhẹ các triệu chứng khi nhiễm bệnh.
Mỗi năm, bạn nên tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh cúm vì nồng độ kháng thể do vắc xin kích thích cơ thể sản sinh ra sẽ tụt giảm dần từ 6 tháng trở lên. Thêm vào đó, các chủng virus cúm mới không ngừng xuất hiện và trở nên mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, vắc xin phòng bệnh cúm cũng được cập nhập không ngừng nhằm đem lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
2. Những ai nên và không nên tiêm vắc xin cúm?
Bất cứ ai cũng nên thực hiện tiêm phòng cúm mỗi năm. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau đây, việc tiêm vắc xin phòng cúm là cần thiết hơn cả:
– Trẻ em đề kháng kém, chưa tiêm phòng cúm, đặc biệt ở độ tuổi dưới 5 tuổi.
– Phụ nữ đang có dự định mang thai hoặc đang trong thai kỳ.
– Người cao tuổi, sức khỏe yếu, đặc biệt những người ngoài 60.
– Những người mắc các bệnh mãn tính như hen, ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch,…
– Người thường xuyên tiếp xúc hoặc có nguy cơ cao nhiễm cúm.
Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp chống chỉ định với vắc xin phòng cúm. Cụ thể:
– Trẻ em chưa đủ 6 tháng tuổi.
– Người có tiền sử bị dị ứng, các bệnh lý liên quan đến dị ứng.
– Người dị ứng với trứng.
– Người gặp phải hội chứng Guillain-Barré.
– Người đang có vấn đề về sức khỏe, bị sốt, bị các vấn đề về nhiễm trùng.
3. Vắc xin cúm tiêm khi nào? Chú ý tiêm thời điểm nào là tốt nhất?
3.1. Vắc xin cúm nên tiêm khi nào?
Các bác sĩ khuyên bất cứ ai cũng nên tiêm phòng cúm. Việc tiêm vắc xin cúm nên được thực hiện từ khi chúng ta còn nhỏ. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm vắc xin cúm và thực hiện tiêm nhắc lại hàng năm.
3.2. Với từng đối tượng, vắc xin cúm nên tiêm khi nào? Thời điểm nào tiêm tốt nhất?
Vắc xin cúm được khuyến cáo nên tiêm hàng năm để đảm bảo quá trình sản sinh kháng thể mới luôn được duy trì. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý tới thời điểm tiêm phòng để hiệu quả của vắc xin mang lại được tốt nhất, cũng như an toàn nhất cho sức khỏe.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dịch cúm thường phát triển mạnh và khoảng tháng 3, tháng 4 và tháng 9, tháng 10. Bởi vậy, trước khi dịch bùng phát, chúng ta cần thực hiện tiêm vắc xin khoảng từ 2 tới 3 tuần, tốt nhất nên tiêm vào khoảng tháng 1, tháng 2 để kháng thể được sản sinh và có khả năng bảo vệ tốt nhất.
Phụ nữ có ý định mang thai, nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm tối thiểu 3 tháng trước khi có bầu. Bên cạnh đó, chị em đã có thai cũng có thể tiêm vắc xin cúm và sẽ được sử dụng vắc xin bất hoạt để đảm bảo an toàn trong thai kỳ. Đối với phụ nữ mang thai, cần được bảo vệ sức khỏe thật tốt vì virus cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới thai nhi.
4. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin cúm
Vắc xin cúm cần được tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên chú ý đến một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm vắc xin cúm:
– Không nên tiêm khi cơ thể, sức khỏe đang có vấn đề.
– Đối với những phản ứng có thể gặp phải sau tiêm như sốt, nổi mẩn đỏ, bầm máu, mề đay, khó thở, tụt huyết áp, đau bụng,… không nên quá lo lắng.
– Không nên chườm, gãi, tác động lên vết tiêm nếu cảm thấy nóng rát, sưng đau.
– Lựa chọn cơ sở y tế, địa điểm tiêm chủng có quy trình tiêm phòng đạt chuẩn, theo dõi thường xuyên, chính xác quá trình tiêm chủng và nắm rõ thông tin về loại vắc xin được sử dụng.
Phòng tiêm chủng TCI thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cung cấp dịch vụ tiêm chủng đạt tiêu chuẩn cho tất cả mọi đối tượng. Ưu điểm của Phòng tiêm chủng TCI phải kể đến như:
– Quy trình tiêm chủng được thiết lập, tổ chức khoa học, trật tự, giúp khách hàng không bỡ ngỡ khi thực hiện tiêm.
– Được nghe bác sĩ chuyên khoa tư vấn về vắc xin, các vấn đề cần lưu ý, phác đồ tiêm.
– Được khám sức khỏe sàng lọc trước khi thực hiện tiêm chủng.
– Được theo dõi sau tiêm, hỗ trợ xử lý các tình huống phản vệ sau tiêm với hệ thống phòng khám đa khoa.
– Vắc xin được đảm bảo nhập khẩu chính ngạch, được bảo quản theo đúng quy trình để giữ được chất lượng khi sử dụng cho khách hàng.
– Thông tin từng mũi tiêm được lưu giữ trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, đồng thời được nhắc lịch tiêm để đảm bảo tiêm đủ mũi vắc xin cần thiết.
Trên đây là toàn bộ thông tin về câu hỏi: “Vắc xin cúm tiêm khi nào?” và gợi ý địa chỉ tiêm chủng chất lượng, an toàn. Hãy thực hiện đầy đủ các mũi tiêm phòng cúm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả cộng đồng, nhất là trong thời điểm dịch cúm đang hoành hành.