Huyết áp của một người bình thường ở mức 120/ 80mmHg, khi mức huyết áp ở mức trên 140 / 90mmHg, thì bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Để phát hiện sớm cao huyết áp bạn cần lưu ý những đặc điểm sau:
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng của bệnh cao huyết áp.
– Khi huyết áp của bệnh trên mức 180/110mmHg, và kèm theo nhức đầu thì rất có thể bạn đang bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý, triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện khi huyết áp của bạn tăng nhẹ mà chỉ khi bệnh cao huyết áp đã trở nên ác tính, thì lúc đó mới có triệu chứng này.
– Chảy máu mũi: Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu. Khi huyết áp tăng cao và đột ngột bị chảy máu mũi nhiều, máu khó ngừng chảy, thì bạn nên đi khám sớm để được kiểm tra huyết áp, và điều trị bệnh kịp thời.
– Nếu thấy có xuất hiện vệt máu bên trong mắt hay bị xuất huyết kết mạc cũng có thể là dấu hiệu của người đang bị bệnh huyết áp cao hay tiểu đường.
– Thấy tê hoặc ngứa râm ran ở các chi: đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ do huyết áp tăng gây ra. Khi bị tăng huyết áp liên tục mà không được kiểm soát được, thì bạn cần chú ý, vì đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tê liệt các dây thần kinh.
– Một dấu hiệu khác của căn bệnh cao huyết áp là buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, triệu chứng này, còn liên quan đến một số những bệnh lý khác. Do đó, bạn nên kiểm chứng với một số triệu chứng liên quan khác đi kèm như: nhìn không rõ, nhìn mờ, khó thở.
– Nếu có triệu chứng chóng mặt đi kèm với choáng thì đó cũng là dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao và bạn không nên bỏ qua triệu chứng này nhất là khi nó xảy ra đột ngột.
– Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến huyết áp như: béo phì, lười hoạt động thể chất, hút thuốc lá, uống rượu…
– Nếu tình trạng này không sớm được điều trị thì có thể dẫn đến nhiều những vấn đề khác nghiêm trọng như suy thận, bệnh tim, và đột quỵ.
2. Điều trị bệnh cao huyết áp
– Nên ăn nhạt, không nên ăn quá 1 muỗng cà phê muối trong khẩu phần ăn hàng ngày (Lượng muối này đã bao gồm cả lượng muối đã được thêm vào thức ăn và nước chấm)
– Nếu bị béo phì thì nên áp dụng chế độ ăn giảm cân như: ăn ít đường, hạn chế mỡ, ăn nhiều cá và chất xơ.
– Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi bạn không bị tiểu đường thì đồ ngọt cũng làm người bệnh cao huyết áp tăng huyết áp.
– Rèn luyện cơ thể thể thường xuyên: Bạn nên tập thể dục đều đặn, ít nhất 45 phút mỗi ngày, và 3 lần trong một tuần, mặc dù vậy không nên gắng sức quá.
– Nên ăn đồ ăn có nhiều chất đạm. Tốt nhất là nên ăn các chất đạm có nguồn gốc từ cá, thực vật hơn là ăn các loại thịt gà, bò, heo…
– Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Thay vào đó nên dùng dầu ô- liu, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương.
– Hạn chế đồ uống có cồn.
– Nên ăn nhiều rau cải trái cây để cung cấp chất khoáng, khoáng chất và chất xơ.
– Duy trì một nếp sinh hoạt điều độ, ổn định.
– Tránh trạng thái căng thẳng, quá xúc động, và lo âu.
– Bỏ hẳn hút thuốc lá.