Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu đời của trẻ và chỉ tồn tại một vài năm. Sau đó, chúng sẽ nhường lại vị trí cho những răng vĩnh viễn. Cũng vì điều này, nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan khi con bị sâu răng sữa. Đặc biệt giai đoạn trẻ 4 tuổi sâu răng hàm rất thường xảy ra. Điều này khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng. Vậy phải làm sao để điều trị phù hợp khi trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm?
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng trẻ bị sâu răng sữa không thể xem nhẹ
Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ nhỏ bị sâu răng, nhất là trẻ 4 tuổi sâu răng hàm ngày càng nhiều. Xu hướng gia tăng này chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn vặt quá nhiều và quá trình vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.
Không giống với răng vĩnh viễn, răng sữa của trẻ nếu bị sâu sẽ có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều. Vì vậy, nếu cha mẹ không sớm phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
– Quá trình thực hiện ăn nhai của trẻ bị ảnh hưởng.
– Gây nguy hại cho quá trình tiêu hóa thức ăn và hệ tiêu hóa.
– Nếu không điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị áp xe răng, đau nhức, nhiễm trùng.
– Ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này.
Chưa dừng lại ở đó, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ bị sâu răng không điều trị kịp thời và triệu để có thể tác động, gây ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác. Điển hình nhất chính là trí thông minh và sự phát triển chiều cao của trẻ.
2. Vì sao trẻ 4 tuổi hay bị sâu răng hàm?
Trong bộ răng sữa của trẻ nhỏ thì răng hàm là nhóm răng cứng chắc nhất. Vì điều này, nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng chiếc răng này sẽ khôn thể sau nên không cần kiểm tra khi trẻ có biểu hiện đau. Tuy nhiên ở giai đoạn 4 tuổi, việc trẻ bị sâu răng hàm thực tế lại rất thường gặp. Sau đây chính là những nguyên nhân giải thích cho tình trạng này:
2.1 Đặc điểm của răng sữa
Những bệnh lý liên quan tới răng miệng là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng sâu răng ở trẻ. Điển hình như bệnh viêm nướu, viêm tủy răng, … Bên cạnh đó, việc răng bị mọc lệch cũng có thể gây cản trở quá trình trẻ vệ sinh răng miệng. Từ đó, những mảnh vụn thức ăn thừa dễ tích tụ ở trên bề mặt và gây ra sâu răng.
Ngoài ra, cấu tạo của răng sữa tương đối yếu so với những răng vĩnh viễn. Vậy nên những răng này sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công để gây bệnh hơn.
2.2 Thói quen ăn vặt
Đối với trẻ 4 tuổi, việc sâu răng hàm thường xảy ra. Nguyên nhân bắt nguồn từ vi khuẩn cùng một số yếu tố khác. Cụ thể là việc trẻ ăn những thực phẩm nhiều đường. Những chất này sẽ bám nhiều vào kẽ răng. Từ đó, vi khuẩn ở trong khoang miệng sẽ tiến hành tiêu thụ lượng thức ăn thừa này và sản sinh ra axit có hại cho răng. Trên thực tế, ai cũng có nguy cơ bị sâu răng nhưng trẻ nhỏ ở một số trường hợp sau có khả năng cao hơn cả:
– Vi khuẩn gây sâu răng có ở trong khoang miệng nhiều.
– Chế độ ăn hàng ngày chứa nhiều tinh bột và đường.
– Lượng nước uống mỗi ngày ít.
– Chế độ vệ sinh răng miệng thực hiện kém.
– Lượng nước bọt tiết ra trong miệng trẻ ít hơn bình thường.
2.3 Di truyền từ trong bụng mẹ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ còn có thể xuất hiện trước khi trẻ được chào đời. Cụ thể, khi mẹ bầu mắc viêm nha chu thì khả năng sinh non cao hơn. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể để lại những di chứng cho trẻ sau này như:
– Ảnh hưởng quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.
– Tạo điều kiện thuận lợi để các vấn đề về men răng phát sinh. Điển hình như việc trẻ bị thiếu khoáng chất hay răng dễ bị mẻ.
2.4 Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt
Thói quen đánh răng cũng là thói quen không thể bỏ qua khi nhắc tới các vấn đề răng miệng. Ở giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ nhỏ sẽ chưa thể ý thức được tầm quan trọng của việc đánh răng và thực hiện vệ sinh răng miệng. Do đó, quá trình này thường hay bị trẻ trì hoãn hoặc bỏ quên. Đây cũng là khởi nguồn dẫn đến sự tấn công nhanh chóng của vi khuẩn dẫn tới bị sâu răng.
3. Phương pháp điều trị khi trẻ 4 tuổi sâu răng hàm
Ngày nay, không ít bậc phụ huynh vẫn thấy băn khoăn trước vấn đề con bị sâu răng. Điều này vô tình dẫn tới sự trì hoãn điều trị, khiến bé bị đau nhức, khó chịu nghiêm trọng. Đồng thời, sức khỏe tổng thể của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu mọi người cũng đang ở trong tình trạng này, hãy tham khảo ngay những biện pháp sau:
3.1 Trường hợp sâu răng nhẹ
Với những trường hợp trẻ bị sâu răng nhẹ, cha mẹ vẫn cần đưa con tới nha khoa để kiểm tra. Thông thường ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bảo tồn răng thay vì chỉ định nhổ bỏ. Trẻ có thể thực hiện các phương pháp điều trị sau:
– Uống thuốc điều trị sâu răng dành cho trẻ nhỏ.
– Nạo bỏ phần răng đã bị sâu.
– Khắc phục lỗ sâu răng bằng cách thực hiện hàn trám. Điều này sẽ giúp ngăn cản tiếp tục tấn công, ăn mòn răng.
Ngoài ra, các biện pháp trên còn hỗ trợ trẻ khôi phục được khả năng ăn nhai. Tính thẩm mỹ của hàm răng cũng được cải thiện.
3.2 Trường hợp sâu răng nghiêm trọng
Trường hợp trẻ bị sâu răng nghiêm trọng, ngoài phương pháp hàn trám thì trẻ nhỏ có nguy cơ cần nhổ bỏ răng sữa. Điều này để tránh gây sự cản trở tới phần răng và nướu xung quanh. Nếu như trẻ bị sâu răng vào thời điểm sắp thay răng thì bác sĩ có thể yêu cầu chờ để nhổ bỏ.
Sau khi đã điều trị sâu răng, cha mẹ nên cho trẻ duy trì việc kiểm tra nha khoa định kỳ. Kiểm tra 6 tháng một lần sẽ giúp trẻ tránh được trường hợp tái sâu cũng như kiểm soát tốt hơn tình trạng răng miệng tổng thể.
Trên đây là những thông tin về trẻ 4 tuổi sâu răng hàm và phương pháp điều trị phù hợp. Các bậc phụ huynh hãy lưu lại để không bị bối rối và áp dụng kịp thời trong trường hợp cần thiết.