Cách lấy xương cá như thế nào là điều rất quan trọng với người bị hóc, bởi, trên thực tế, chỉ vì lấy xương cá sai cách mà nhiều người phải chịu những hậu quả nặng nề và khiến việc điều trị sau đó gặp nhiều khó khăn hơn. Trong khi đó, hóc xương cá là tai nạn rất phổ biến trong cuộc sống thường nhật. Chính vì thế, cần hiểu và trang bị cho mình những kiến thức phù hợp để luôn phòng ngừa và chữa hóc xương cá đúng cách khi cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Sơ lược về hóc xương cá
Hóc xương cá không phải là hiện tượng hiếm gặp trong đời sống hằng ngày. Ngược lại, đây là tai nạn rất dễ xảy ra, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người già, những nhóm đối tượng chức năng nhai không/chưa hoàn chỉnh. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình huống này thường bắt nguồn từ sự bất cẩn trong ăn uống thường nhật, khiến xương cá kích thước đủ lớn trong miệng bị nuốt xuống và bị mắc lại ở vị trí nào đó trong khu vực họng, thực quản.
Các bác sĩ tai mũi họng cũng cảnh báo, hóc xương cá nói riêng và dị vật ăn uống nói chung có thể trở thành dị vật đường thở cản trở hô hấp hoặc dị vật tiêu hóa gây thủng ruột, viêm phúc mạc nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, tại khu vực thực quản, xương cá cũng có thể làm thủng thực quản, đâm vào động mạch chủ. Chính vì thế, không nên bất cẩn trước tình huống hóc xương cá.
2. Các cách lấy xương cá cho người bị hóc
2.1. Cách lấy xương cá bằng hình thức trực tiếp
Hình thức lấy xương cá đơn giản nhất với người bị hóc là sử dụng kẹp y tế trực tiếp gắp xương. Cách làm này được thực hiện khi xương cá mắc hóc ở vị trí ngay cửa miệng hoặc ngoài miệng, dễ dàng nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường. Khi thực hiện cách này ở nhà, người hỗ trợ cần chú ý có dụng cụ phù hợp và khéo léo gắp xương cá để không ảnh hưởng đến các vùng niêm mạc khác.
Trong tình trạng không có dụng cụ hoặc không đảm bảo về kỹ thuật gắp xương, người bị hóc nên đến các cơ sở y tế để được giải quyết nhanh chóng, tránh những bất tiện và biến chứng do xương cá gây ra. Trên thực tế, nhiều trường hợp cố gắp xương cá tại nhà nhưng lại khiến xương cá bị đâm vào các vị trí khó tìm hơn, hoặc xương cá rơi xuống thực quản,… rất phổ biến. Chính vì thế, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi có ý định tự lấy xương cá.
2.2. Cách lấy xương cá nhờ dùng ống soi thanh quản/thực quản cứng nội soi
Một trường hợp khác, xương cá ở khu vực hạ họng, hoặc các vị trí không thể nhìn trực tiếp, các bác sĩ có thể dùng ống soi thanh quản hoặc ống soi thực quản cứng để soi tìm dị vật. Với một số trường hợp, việc gây tê/tiền gây mê/gây mê có thể được cân nhắc xem xét trước khi dùng ống soi hạ họng. Khi xác định xương cá, bác sĩ sẽ kết hợp kìm y tế để gắp xương cá ra ngoài.
Trong tình huống xương cá gây viêm nhiễm, bệnh nhân sẽ được kê kháng sinh, giảm viêm phù hợp tùy từng trường hợp. Bên cạnh đó, cần chú ý trong việc chăm sóc sau đó để nhanh chóng phục hồi hiệu quả.
2.3. Phẫu thuật lấy xương cá với tình trạng biến chứng
Dù hiếm gặp nhưng tình trạng phẫu thuật lấy xương cá và xử lý biến chứng cho người bị hóc đã xảy ra nhiều lần tại các bệnh viện. Xương cá đâm ngang họng gây hoại tử mô, áp xe niêm mạc và nhiễm trùng là một trong những tình huống cần mở cánh phẫu thuật từ cổ để xử lý. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp phẫu thuật lấy xương cá như: xương cá đâm vào động mạch, nhiễm trùng máu, đâm vào thành ruột, gây viêm nhiễm,…
Nhìn chung, các tình huống phẫu thuật lấy xương cá thường do xương cá lâu ngày không được gắp và gây biến chứng nặng. Đây cũng là điều các bác sĩ thường xuyên nhắc nhở, khuyến cáo người bị hóc xương cá. Người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế kiểm tra, gắp xương, chống sót xương cá gây hóc để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho bản thân.
3. Tránh những sai lầm trong việc chữa hóc xương cá
Trên thực tế, do hóc xương cá là một trong những tình huống rất dễ xảy ra hằng ngày nên việc tự ý xử lý hóc là điều khá phổ biến. Trong đó, có rất nhiều người thực hiện những cách sai lầm khi chữa hóc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc điều trị sau đó.
Cần tránh những thói quen khi chữa hóc xương cá như:
3.1. Móc xương cá
Dùng tay cho vào miệng để móc xương cá ra ngoài là điều rất nguy hiểm. Đặc biệt, nhiều người còn không chú ý đến vị trí xương cá mà vẫn tự mò móc xương cá trong họng. Các bác sĩ cho biết, hành động này có thể làm tổn thương họng hoặc khiến xương cá bị đẩy đến những vị trí khó, khiến việc gắp xương cá khó hơn hoặc không thể lấy xương cá theo cách thông thường.
3.2. Cố nuốt xương cá
Cố nuốt xương cá xuống, nhất là việc sử dụng các cách cực đoan như ăn một nhúm rau, nuốt nắm cơm, ăn chuối, khoai,… Hậu quả khối xơ tắc ruột, xương cá trở thành dị vật đường tiêu hóa gây viêm nhiễm nguy hiểm tính mạng,… là những điều mà người bệnh cần hết sức lưu tâm. Bên cạnh đó, việc sử dụng các mẹo như uống chanh, ngậm C, dùng giấm táo,… cũng được các bác sĩ cho biết là không có căn cứ khi chữa hóc, người bị hóc không nên cố thực hiện những cách này gây lãng phí thời gian khi điều trị hóc, đồng thời, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
3.3. Dốc ngược trẻ
Đấm lưng hoặc dốc ngược trẻ như một hình thức để xương cá ra khỏi khu vực họng và trở lại miệng. Tuy nhiên, cách này không có căn cứ và còn có thể khiến trẻ bị thương. Vì vậy, cha mẹ không nên chữa hóc cho con bằng cách này.
3.4. Chậm trễ khi chữa hóc
Việc để xương cá trong cổ lâu ngày là một trong những nguyên nhân khiến việc viêm nhiễm dễ xảy ra với người bị hóc. Bên cạnh đó, xương cá có thể rơi xuống các khu vực hô hấp hoặc tiêu hóa gây nguy hiểm khi đâm vào các cơ quan này. Đó là còn chưa kể đến những bất tiện mà tình trạng hóc xương cá gây nên.
Nhìn chung, trong xử lý xương cá gây hóc hiện nay, nhiều người vẫn dùng những cách cảm tính hoặc theo mẹo để chữa hóc. Trong khi đó, những cách lấy xương cá không đúng có thể để lại hệ lụy lâu dài. Các bác sĩ khuyên rằng, những người bị hóc nên sớm đến các cơ sở y tế để được khám, lấy xương cá kịp thời, đúng cách, tránh tình trạng xương cá để lâu gây biến chứng cho bản thân.